Phác đồ điều trị bệnh lậu an toàn và hiệu quả hiện nay [ Tư vấn chi tiết ]
Phác đồ điều trị lậu hiện nay chủ yếu là sử dụng thuốc kháng Tây y kết hợp Đông y và các loại máy móc trang thiết bị hiện đại như: hồng ngoại, laser, sóng ngắn… Tuy nhiên, tùy thuộc vào đối tượng cũng như vị trí mắc bệnh lậu mà các bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với tình trạng bệnh mỗi người. Phác đồ chữa bệnh lậu dưới đây mang tính tham khảo, không mang tính quyết định điều trị.
Bệnh lậu là bệnh như thế nào?
Bệnh lậu là căn bệnh xã hội phổ biến nhất hiện nay, là bệnh lây truyền tình dục đứng hàng thứ 2 tại Mĩ. Theo CDC, trong năm 2015 đã có 395.216 ca bệnh lậu mới được báo cáo tại Mĩ. Đây là căn bệnh lây truyền do song cầu khuẩn có tên là Neisseria gonorrhoeae gây nên.
Bệnh lậu có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và độ tuổi khác nhau nhưng chủ yếu là ở những người trẻ tuổi. Khi mắc bệnh lậu, tùy thuộc vào bộ phận cũng như vị trí mắc mà có thể sẽ thấy các triệu chứng khác nhau.
Bệnh lậu được chia thành lậu cấp tính và lậu mãn tính.
Lậu cấp tính người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng như: nóng rát khi đi tiểu, đau dọc ở niệu đạo, có mủ chảy ở dương vậy, nước tiểu có mủ hoặc có màu vàng, đái buốt, đái dắt, đau vùng xương mu khi quan hệ tình dục.
Lậu mãn tính người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng như: đái buốt, đái dắt, ít khi thấy đái ra mủ, chất nhầy như nhựa nhựa chuối thường chảy ra vào sáng sớm sau khi ngủ dậy khi đi tiểu, chít hẹp niệu đạo, viêm tinh hoàn…
Khi bị bệnh lậu nếu không chữa trị sớm có thể gây biến chứng, viêm mào tinh hoàn, viêm túi tinh, viêm tiền liệt tuyến, viêm vùng chậu, thai ngoài tử cung, vô sinh, đau vùng chậu, lậu họng, hậu môn trực tràng, viêm kết mạc mắt…
Phác đồ điều trị lậu phổ biến hiện nay
Phác đồ điều trị lậu phổ biến hiện nay chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh chữa bệnh lậu giúp giảm triệu chứng bệnh gây nên, trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên việc dùng thuốc còn tùy thuộc đối tượng mắc, vị trí mắc bệnh…
- Từ 1943, Penicillin trở thành thuốc lựa chọn hàng đầu trong điều trị bệnh lậu. Tuy nhiên đến giữa thập niên 80, tình trạng lậu cầu kháng pencillin bắt đầu tăng cao
- Năm 1993, fluroquinolone liều duy nhất là lựa chọn đầu tay trong điều trị bệnh lậu. Tuy nhiên đến năm 2002 bác sĩ lại khuyến cáo không nên sử dụng thuốc này.
- Từ năm 2010, Cephalosporins thế hệ 3 là thuốc duy nhất nằm trong first-line điều trị lậu. Với 2 lựa chọn là Ceftriaxone và Cefixime. Tuy nhiên đến năm 2015, Cefixime chỉ còn là lựa chọn thay thế. Cephalosporins.
- Năm 2013 tại Hội thảo của Hiệp hội Quốc tế về bệnh lây truyền qua đường tình dục đã đưa ra 2 phác đồ điều trị bệnh mới là dùng gentamycin dạng tiêm kết hợp với azithromycin dạng viên và gemifl oxacin dạng viên kết hợp với azithromycin dạng viên.
Phác đồ điều trị bệnh lậu được công bố vào năm 2013 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh Mỹ và Viện sức khỏe Quốc gia Mỹ là phác đồ điều trị mới, cho kết quả điều trị khả quan.
Xem Thêm : Tổng hợp 5+ dấu hiệu nhận biết triệu chứng của bệnh lậu ở nam và nữ
Phác đồ điều trị lậu theo từng đối tượng
Tùy thuộc từng đối tượng mắc bệnh, bộ phận bị nhiễm lậu mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị lậu phù hợp.
Cách chữa bệnh lậu ở người lớn :
Bệnh lậu ở người lớn thường gặp ở cổ tử cung, bộ phận sinh dục, niệu đạo, họng, trực tràng. Khi bị bệnh lậu ở những bộ phận này thường sẽ sử dụng 1 liều duy nhất theo 1 trong số những phác đồ: 1g azithromycin đường uống và 250mg ceftriaxone tiêm bắp.
Nếu trong trường hợp không có sẵn ceftriaxone dùng thay thế 400mg cefixime và 1g azithromycin đường uống. Nếu người bệnh bị dị ứng với ceftriaxone có thể dùng thay thế 320mg gemifloxacin cộng với 2g azithromycin đường uống trong hai ngày liên tiếp hoặc dùng 240mg gentamicin tiêm bắp cộng với 2g azithromycin đường uống trong hai ngày liên tiếp.
Ngoài ra ở một số trường hợp bị bệnh lậu ở mắt có thể dùng 1g ceftriaxone và 1g azithromycin đường uống.
Nếu bạn tình cũng có nguy cơ nhiễm bệnh bạn cũng cần điều trị dứt điểm cho bạn tình của mình tránh nguy cơ tái phát.
Ngoài ra một số trường hợp bị biên chứng như viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm màng não sẽ cần điều trị tích cực, thời gian điều trị có thể kéo dài 1 tuần, liều dùng cũng được tăng lên.
Bên cạnh đó, nếu trong trường hợp bệnh lậu ở giai đoạn nặng, việc hấp thụ thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe bạn có thể bổ sung các loại thuốc Đông y và áp dụng phương pháp hiện đại như sóng ngắn, sóng laser…
- Vật lý trị liệu giúp tiêu diệt vi khuẩn ngay tại vùng viêm nhiễm, giúp giảm đau, giảm sưng, cầm máu, kích thích các tế bào lành tính phát triển đồng thời giúp làm lành vết thương nhanh hơn
- Thuốc Đông y giúp tăng cường sức khỏe, cơ thể nhanh phục hồi, hạn chế tác dụng phụ của thuốc đồng thời ngăn ngừa biến chứng tái phát.
Cách chữa lậu ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh :
Chị em phụ nữ khi mang thai cũng có nguy cơ bị mắc bệnh lậu khá cao. Khi phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu cần phải thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh lây nhiễm cho thai nhi. Đa phần phác đồ điều trị bệnh lậu ở phụ nữ mang thai không khác gì với những phụ nữ bình thường.
Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh sẽ được điều trị ngay sau khi sinh. Các bác sĩ có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh như erythromycin 0,5%. Loại thuốc này có thể chữa được lậu ở mắt và các vùng tổn thương khác hoặc dùng như 1 biện pháp phòng ngừa.
Một số trường hợp thai phụ được chẩn đoán bệnh muộn dù không có biểu hiện vẫn nên sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và biến chứng viêm âm đạo, viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường hô hấp.
Với những trẻ sơ sinh không có triệu chứng lậu nhưng nghi ngờ mắc lậu nên tiêm bắp 1 liều duy nhất khoảng 25-50mg ceftriaxone/kg cân nặng của trẻ.
Với những trẻ bị viêm kết mạc do lậu thì tiêm tĩnh mạch 1 khoảng 25-50mg ceftriaxone/kg cân nặng của trẻ.
Với những trẻ bị DGI và không có viêm màng não thì tiêm tĩnh mạch khoảng 25-50mg ceftriaxone/kg cân nặng của trẻ, tiêm trong 7 ngày. Hoặc tiêm bắp 25mg ceftriaxone/kg cân nặng của trẻ, tiêm 7 ngày, mỗi mũi cách nhau 12 giờ.
Với những trẻ bị DGI và không có viêm màng não thì tiêm tĩnh mạch khoảng 25-50mg ceftriaxone/kg cân nặng của trẻ, tiêm trong 10 ngày đến 14 ngày. Hoặc tiêm bắp 25mg ceftriaxone/kg cân nặng của trẻ, tiêm trong 10 ngày đến 14 ngày, mỗi mũi cách nhau 12 giờ.
Xem Thêm : [ Tổng hợp ] 5 triệu chứng của bệnh lậu ở nam giới bạn không nên chủ quan
Lưu ý khi áp dụng phác đồ điều trị bệnh lậu
Khi áp dụng phác đồ điều trị bệnh lậu bạn có thể gặp phải những biến chứng khi điều trị bệnh. Tuy nhiên, các biến chứng này ở mỗi người là không giống nhau. Ở phụ nữ có thể là mất cần bằng môi trường âm đạo kèm theo tiêu chảy, khó chịu đường tiêu hóa, tiêu chảy, nhiễm nấm âm đạo…
Với từng loại thuốc sẽ có từng biến chứng khác nhau: Ceftriaxone có thể gây nên tình trạng đau dạ dày, dị ứng, đau dạ dày, tổn thương thận. Azithromycin có thể gây đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy…
Tùy tình trạng của mỗi bệnh nhân mà thời gian điều trị bệnh lậu sẽ khác nhau. Thế nhưng, bệnh lậu được phát hiện và chữa trị càng sớm càng tốt.
Trong quá trình chữa bệnh lậu người bệnh không nên quan hệ tình dục, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sau khi điều trị bệnh xong, nên quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh. Không nên ăn những đồ ăn cay nóng, có chứa chất kích thích.
Phác đồ điều trị lậu lậu trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, nên muốn điều trị hiệu quả hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể gọi điện đến số điện thoại: 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.