[ TÌM HIỂU ] Phác đồ điều trị bệnh giang mai hiệu quả và tốt trong năm 2021
Phác đồ điều trị giang mai như nào thì hiệu quả? Là vấn đề được quan tâm bởi khá nhiều người khi có mong muốn tìm hiểu cách chữa bệnh giang mai khi chẳng may nhiễm bệnh.
Bệnh giang mai là bệnh gì ?
Bệnh giang mai là bệnh xã hội do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên và lây truyền chủ yếu thông qua đường tình dục. Xoắn khuẩn giang mai rất yếu, khi ra ngoài cơ thể chỉ có thể tồn tại trong vài giờ, chết nhanh chóng ở nơi khô, trong môi trường ẩm ướt có thể sống được 2 ngày. Khuẩn giang mai sống được rất lâu ở nhiệt độ lạnh, nhưng ở nhiệt độ cao trên 50 độ C xoắn khuẩn sẽ chết trong vòng 15 phút
Theo ước tính của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm, khoảng trên 35 triệu người tại khu vực châu Á thái bình dương mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, thì trong số đó người mắc bệnh giang mai chiếm 2%.
Tại Việt Nam, bệnh giang mai chiếm 2 -5% các bệnh lây truyền qua đường tình dục hàng năm.
Thông thường xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua đường âm đạo, hậu môn, hoặc đường miệng, cũng có trường hợp lây nhiễm thông qua các đồ dùng bị nhiễm xoắn trùng hoặc vết xước trên da, niêm mạc. lây qua đường máu và lây từ mẹ sang con.
Phác đồ điều trị giang mai của bộ Y tế
Để phác đồ điều trị giang mai có hiệu quả tốt nhất người bệnh nên điều trị sớm và đủ liều để khỏi bệnh, ngăn chặn lây lan sang cho người khác và đề phòng tái phát và di chứng, nếu bị nhiễm giang mai cần phối hợp điều trị đồng thời cho cả bạn tình.
Điều trị giang mai bằng Penicillin là phương pháp được các bác sĩ sử dụng nhằm tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai, hiện nay chưa ghi nhận trường hợp khuẩn giang mai kháng penicillin.
Khi dung penicillin có tác dụng diệt xoắn khuẩn trong giai đoạn xoắn khuẩn phân chia, khi ở giai đoạn sớm, xoắn khuẩn phân chia mạnh tác dụng của penicillin càng cao, nhưng khi giai đoạn muộn, nhịp độ sinh sản phát triển chậm thì dùng penicillin kém hiệu quả nên cần kéo dài thời gian hơn.
Phác đồ điều trị giang mai sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và giai đoạn bệnh để đưa ra các phương pháp phù hợp.
Điều trị giang mai ở giai đoạn I khi triệu chứng bệnh chưa rõ ràng
Phác đồ điều trị giang mai khi mới khởi phát được bộ Y tế chỉ định như sau
- Benzathin penixilin G, liều dùng 2.400.000 đơn vị, tiêm vào bắp sâu một liều duy nhất. Khi chia làm 2, liều dùng 1.200.000 đơn vị, tiêm vào hai bên mông.
- Penicillin procain G: tiêm mỗi ngày 1.000.000 đơn vị, chia thành 2 lần sáng 500.000 đơn vị, chiều 500.000 đơn vị, trên tổng liều là 15.000.000 đơn vị.
- Benzyl penicilin G hòa tan trong nước. Mỗi ngày tiêm 1.000.000 đơn vị chia làm nhiều lần, cứ 2 - 3 giờ tiêm 1 lần, mỗi lần 100.000- 150.000 đơn vị trên tổng liều 30.000.000 đơn vị.
Phác đồ điều trị giang mai ở giai đoạn II sơ phát, giang mai kín sớm
Bác sĩ sẽ sử dụng một trong 3 phương pháp sau theo thứ tự ưu tiên đề điều trị
- Benzathin penixilin G: liều dùng 4.800.000 đơn vị, tiêm bắp sâu, trong 2 tuần liên tiếp. tiêm mỗi tuần 2.400.000 đơn vị, tiêm mỗi bên mông 1.200.000 đơn vị.
- Penicillin procaine G: liều dùng 15.000.000 đơn vị. Tiêm mỗi ngày 1.000.000 đơn vị, chia hai mũi, sáng 500.000 đơn vị, chiều 500.000 đơn vị.
- Benzyl penicilin G hòa tan trong nước. Tổng liều 30.000.000 đơn vị. Tiêm mỗi ngày 1.000.000 đơn vị chia làm nhiều lần, cứ 2 - 3 giờ tiêm 1 lần, mỗi lần 100.000- 150.000 đơn vị. (Trong trường hợp bệnh nhân dị ứng với penicillin thì thay thế bằng: tetracyclin 2g/ngày x 15 ngày hoặc erythromycin 2g/ngày x 15 ngày.)
Phác đồ điều trị giang mai II tái phát, phụ nữ mang thai, giang mai III, giang mai kín muộn, giang mai bẩm sinh ở người lớn.
Khi giang mai phát triển ở giai đoạn này thời gian điều trị lâu hơn, và liều lượng cũng sẽ nhiều hơn.
- Benzathin penixilin G, liều dùng 9.600.000 đơn vị, tiêm bắp sâu trong 4 tuần liên tiếp, mỗi tuần tiêm 2.400.000 đơn vị, chia làm 2, mỗi bên mông 1.200.000 đơn vị.
- Penicillin procaine G, liều dùng 30.000.000 đơn vị. Mỗi ngày tiêm 1.000.000 đơn vị, chia 2 lần, sáng 500.000 đơn vị, chiều 500.000 đơn vị.
- Benzyl penicilin G hòa tan trong nước, tổng liều 30.000.000 đơn vị. Ngày tiêm 1.000.000 đơn vị chia làm nhiều lần, cứ 2 - 3 giờ tiêm 1 lần, mỗi lần 100.000- 150.000 đơn vị. (Khi dị ứng với penicilin có thể thay thế bằng tetracyclin 2 - 3g/ngày trong 15-20 ngày. Mẹ bầu dùng erythromycin 2-3g/ngày trong 15 - 20 ngày.)
Phác đồ điều trị giang mai bẩm sinh ở trẻ nhỏ
Đối với giang mai bẩm sinh xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi. Nếu dịch não tủy bình thường: Benzathin penixilin G 50.000 đơn vị/kg cân nặng, tiêm bắp liều duy nhất.
Nếu dịch não tủy bất thường: Benzyl penicilin G 50.000 đơn vị/kg cân nặng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 2 lần/ngày trong 10 ngày hoặc procain penicilin G 50.000 đơn vị/kg cân nặng tiêm bắp trong 10 ngày.
Đối với giang mai xuất hiện khi trẻ trên 2 tuổi): Benzyl penicilin G 20.000-30.000 đơn vị/kg/ngày tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp chia 2 lần, trong 14 ngày.
Khi dị ứng với penicillin: erythromycin 7,5-12,5mg/kg, uống 4 lần/ngày trong 30 ngày.
Lưu ý: Sau khi hoàn thành điều trị vào các tháng thứ 3, tháng thứ 6 và tháng thứ 12 bệnh nhân cần xét nghiệm lại RPR, để đánh giá định lượng hiệu giá kháng thể sau điều trị giảm xuống như thế nào. Phần lớn những trường hợp bị giang mai mà bị nhiễm HIV sẽ đáp ứng tốt với phác đồ điều trị chuẩn.
Hướng dẫn chẩn đoán bệnh giang mai
Trước khi đưa ra phác đồ điều trị bệnh giang mai trước hết người bệnh cần thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán về tình trạng bệnh. Bệnh giang mai được chia thành hai loại: giang mai mắc phải và giang mai bẩm sinh.
Giang mai mắc phải thường do lây truyền khi quan hệ tình dục với người bệnh sẽ chia ra làm các thời kỳ sau:
Dấu hiệu bệnh giang mai thời kỳ I
Trong giai đoạn này sẽ xuất hiện săng giang mai sau khoảng 3 – 4 tuần sau khi lây nhiễm, hình ảnh bệnh giai đoạn này cho thấy một hay nhiều nốt tròn hoặc bầu dục, không có bờ nổi gờ hoặc lõm, bề mặt phẳng, màu đỏ thịt tươi, không ngứa, không đau, không có mủ, không điều trị cũng tự khỏi, thường viêm hạch vùng lân cận như bẹn, hạch rắn, không đau, không hóa mủ, không dính vào nhau, di động dễ.
Ở nữ săng xuất hiện ở môi lớn, môi bé, mép sau âm hộ, niệu đạo tử cung, ở nam xuất hiện quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật, miệng sáo, dây hãm, bìu, xương mu, bẹn.
Tuy rằng không điều trị sau khoảng 6-8 tuần săng sẽ tự khỏi, khiến người bệnh nghĩ đã khỏi bệnh, tuy nhiên xoắn khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể lây sang cho người khác.
Dấu hiệu bệnh giang mai thời kỳ II
Sau khoảng 6 -8 tuần khi săng xuất hiện, xoắn khuẩn ngấm vào máu và lan đến các cơ quan nên tổn thương tràn lan, ăn nông trên mặt da, bệnh tiến triển thành nhiều đợt, dai dẳng từ 1 – 2 năm
- Xuất hiện các nốt đào ban ở trong lòng bàn tay, bàn chân, mạn sườn, những nốt hồng tươi như cánh đào, bằng phẳng mới mặt da, hình bầu dục số lượng ít hoặc nhiều, sau khi tồn tại một thời gian, không điều trị gì cũng mất đi để vết sắc tố loang lổ.
- Xuất hiện các mảng niêm mạc, không có bờ, có thể nhỏ bằng hạt đỗ, đồng xu bề mặt ướt, đôi khi hơi nổi caom sần sùi, chứa nhiều xoắn khuẩn dễ lây, hay ở lỗ mũi, hậu môn, âm hộ, rãnh quy đầu.
- Xuất hiện hạch lan tỏa ở bẹn, nách cổ, dưới hàm, u ròng rọc
- Hay nhức đầu về đêm
- Rụng tóc nhiều, tóc bị thưa dần
Những triệu chứng này có thể biến mất rồi lại tái phát số lượng ít hơn nhưng dai dẳng hơn.
Khi tái phát người bệnh có thể thấy thêm các triệu chứng như viêm mống mắt, viêm gan, viêm họng khan tiếng, viêm màng xương, đau nhức xương cơ đùi về đêm, viêm thận, đau nhức đầu.
Giang mai thời kỳ III
Ở giai đoạn này, tổn thương có tính chất khu trú, mang tính phá hủy tổ chức, gây nên những di chứng không hồi phục, thậm chí tử vong cho người bệnh
Trong giai đoạn này, người bệnh cũng xuất hiện các đào ban, củ giang mai, gôm giang mai tạo thành các vết loét trên da mặt, da đầu, mông đùi, cẳng chân, miệng, môi, vòm miệng. Gây phình động mạch, hở động mạch chủ, ở tim. Ở mắt thì viêm củng mạc, viêm mống mắt, viêm màng não cấp tính, gây tê liệt tủy sống.
Giang mai bẩm sinh
Giang mai bẩm sinh là người mẹ bị giang mai lây truyền sang cho thai nhi, giang mai bẩm sinh có thể xuất hiện sớm hoặc muộn.
Thông thường khi bị giang mai bẩm sinh sớm trẻ sẽ xuất hiện trong khoản từ 3 tháng đến 2 năm đầu khi mới chào đời với triệu chứng như: phỏng nước lòng bàn tay, bàn chân, hoặc bong vảy lòng bàn tay, bàn chân, viêm xương sụn, khiến xương to, đau, trẻ sau khi đẻ nhỏ hơn bình thường, da nhăn nheo như người già, bụng to, gan to, nách to, trẻ có thể sụt cân nhanh và chết bất thình lình.
Giang mai bẩm sinh muộn xuất hiện sau đẻ từ 3 – 4 năm hoặc khi đã trưởng thành với các triệu chứng như viêm giác mạc, nhức mắt, sợ ánh sáng ở một bên, về sau có thể dẫn đến mù, lác quy tụ, điếc hai tai từ năm 10 tuổi.
Ngoài ra cũng có thể thấy các dấu hiệu như thủng vòm miệng, mũi tẹt, trán dô, xương chày lưỡi kiếm.
Tuy nhiên bệnh giang mai cũng có nhiều triệu chứng tương đồng với một số bệnh khác, để biết chính xác có bị giang mai không, người bệnh cẩn làm các xét nghiệm để phân biệt như là tìm xoắn khuẩn giang mai, phản ứng huyết thanh, phản ứng dương tính sớm…
Chi phí cho 1 phác đồ điều trị giang mai có đắt không?
Thông qua các chia sẻ trong bài viết, chúng ta cũng biết được bệnh giang mai tiến triển theo từng giai đoạn ở mỗi giai đoạn sẽ là một phương pháp khác nhau cho nên chi phí điều trị giang mai cũng phụ thuộc vào yếu tố tình trạng bệnh và sức khỏe người bệnh. Hơn nữa cũng còn tùy thuộc vào cơ sở khám bệnh, loại thuốc sử dụng, phương pháp điều trị cũng ảnh hưởng đến chi phí khám chữa.
Nếu chẳng may bị mắc giang mai, bạn đọc cần nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện điều trị. Bệnh giang mai sẽ không thể tự khỏi khi không được điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Một trong những địa điểm khám chữa giang mai và các bệnh xã hội uy tín được nhiều người bệnh tìm đến là phòng khám đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, tại số 193C1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hiện nay phòng khám đang áp dụng các gói khám ưu đãi cho các bệnh xã hội bao gồm lậu, HIV, giang mai, sùi mào gà... bệnh nhân khi đến khám sẽ được miễn 100% phí khám lâm sàng và giảm 30% phí làm thủ thuật.
Bạn đọc có thể cân nhắc, tới đây thăm khám và điều trị bệnh giang mai và các bệnh xã hội nói chung.
Phòng ngừa bệnh giang mai bằng cách nào?
Để giang mai không là nỗi lo sợ, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, mỗi người nên xây dựng cho mình một lối sống an toàn và hiệu quả,
- Không quan hệ tình dục với nhiều người,
- Nên trao đổi, chia sẻ tình trạng sức khỏe và làm các xét nghiệm y tế với bạn tình.
- Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ.
- Người mẹ mắc giang mai cần đến cơ sở y tế nghe tư vấn để có cách phòng tránh giang mai cho thai nhi, bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
- Thiết lập chế độ ăn uống nghỉ ngơi vận động khoa học, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
- Tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng thấy được nguyên nhân, cách lây truyền và phòng tránh bệnh giang mai.
Chúng ta cũng nên xây dựng thói quen đến thăm khám định kỳ tại các cơ sở ý tế 6 tháng/ lần để tầm soát bệnh tật, bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như cộng đồng.
Mong rằng thông qua các chia sẻ trên đã giúp bạn đọc tìm hiểu phác đồ điều trị giang mai của Bộ Y tế, nếu còn thắc mắc xoay quanh vấn đề này vui lòng liên hệ qua số 0243.9656.999 để nghe giải đáp.