Nước tiểu màu nâu nhạt cảnh báo 8 bệnh nguy hiểm

Mục lục chính [Ẩn]

    Nước tiểu màu nâu nhạt là hiện tượng khá phổ biến và thường gặp. Tuy nhiên đa số mọi người lại thường bỏ qua triệu chứng này. Thực tế, nước tiểu chính là tấm gương phản chiếu sức khỏe của nhiều bộ phận trong cơ thể. Màu sắc, mùi, tính nhất quán đều là những chỉ số báo hiệu về sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua, nước tiểu màu nâu cũng là một trong số đó.

    Nước tiểu màu nâu nhạt là do đâu?

    Nước tiểu bình thường sẽ có màu nâu nhạt hoặc màu hổ phách. Nguyên nhân là do sắc tố urochrome làm cho nước tiểu có loãng hoặc cô đặc hơn. Thành phần trong nước tiểu chứa 95% là nước còn lại 5% là phức hợp các chất như natri, clorua, urê và creatinin. Do đó, bạn sẽ thấy có hiện tượng nước tiểu màu nâu nhạt hoặc màu bất thường.

    1. Do mắc bệnh vàng da

    Khi mắc bệnh vàng da, người bệnh sẽ thấy nước tiểu có màu vàng đậm. Nguyên nhân là bởi sự hình thành sắc tố da cam trong cơ thể. Lúc này lượng hồng cầu cũng sẽ chuyển sang màu vàng da cam và bài tiết qua nước tiểu. Mức độ da cam trong máu sẽ làm tăng màu sắc sậm của nước tiểu.

    2. Do mất nước

    Mỗi người nên uống từ 1,5 đến 2,5l nước mỗi ngày, khi không uống đủ lượng nước sẽ khiến cho nước tiểu bị cô đặc. Tình trạng này bạn không cần quá lo lắng, có thể tự hết nếu bạn bù đủ lượng nước.

    3. Sử dụng thuốc

    Một số loại thuốc chữa bệnh như: rifampin và warfarin cũng sẽ khiến nước tiểu bị chuyển màu nâu nhạt. Ngoài ra một số loại thuốc kháng sinh, chống động kinh hay các loại vitamin cũng khiến nước tiểu chuyển màu đậm hơn. Nếu do nguyên nhân này cũng không quá lo ngại vì nước tiểu là màu chứa trong thuốc được thải ra. Nước tiểu đào thải hết sẽ trở về bình thường.

    4. Do dùng thực phẩm

    Một số loại thực phẩm cũng có thể khiến bạn bị tình trạng nước tiểu màu nâu nhạt. Có thể do bạn dùng củ dền, quả mâm xôi đen, dâu tằm chín… Nguyên nhân là do trong các thực phẩm này có chứa màu tự nhiên như anthocyanins và curcumins. Ngoài ra một số loại thực phẩm có màu nhân tạo cũng khiến bạn thay đổi màu sắc nước tiểu.

    5. Rối loạn Enzyme

    Đây là bệnh di truyền không phổ biến, nguyên nhân là do sự tích tụ axit homogentisic trong cơ thể. Lúc này, cơ thể không chuyển hóa được axit amin tyrosine, do sự thiếu hụt enzyme. Chính vì sự tích tụ axit amin tyrosine khiến nước tiểu có màu nâu đậm.

    6. Rối loạn gan

    Nước tiểu có màu nâu nhạt, sậm hơn nước tiểu bình thường và có màu đậm có thể là do rối loạn chức năng gan như: xơ gan, suy gan, virus… lúc này khiến thải ra nhiều sắc tố da cam trong nước tiểu.

    7. Rối loạn sức khỏe khác

    Một số trường hợp có lượng canxi trong máu cao bất thường, rối loạn về thận cũng khiến nước tiểu có màu nâu hơn bình thường. Ngoài ra một vài trường hợp do nhiễm trùng thận hoặc sỏi thận cũng khiến nước tiểu có màu sắc bất thường.

    8. Ung thư

    Thường hiếm thấy nước tiểu màu nâu nhạt là dấu hiệu bệnh ung thư nhưng bạn cũng nên đề phòng. Một số các căn bệnh ung thư như: thận, bàng quang, tuyến tụy…

    Trên đây chỉ là một số nguy cơ bạn mắc bệnh, để biết chính xác tình trạng nước tiểu màu nâu nhạt là màu gì bạn nên thăm khám các bác sĩ để được cho lời khuyên chính xác.

    Xem Thêm : Tiểu buốt ra máu là dấu hiệu bệnh gì và có nguy hiểm không

    Nước tiểu màu nâu nhạt khi nào cần khám bác sĩ

    Nước tiểu màu nâu nhạt có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên, do đó bạn cần bình tĩnh theo dõi các triệu chứng kèm theo xem đó là nguyên nhân sinh lý hay do bệnh lý. Một số trường hợp nếu thấy các triệu chứng kèm theo dưới đây thì nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

    • Tần suất nước tiểu gia tăng, hoặc giảm đi bất thường
    • Nước tiểu có mùi rất nồng nặc, thậm chí đến chính bản thân bạn cũng không thể ngửi được
    • Sau mỗi lần đi tiểu cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn, choáng váng…
    • Mỗi lần đi tiểu tiện thấy nóng rát bộ phận sinh dục
    • Thường xuyên thấy khát nước, khô miệng
    • Táo bón, đau đầu, đau buốt vùng hông lưng…
    • Nghi ngờ trong nước tiểu có lẫn máu

    Ngoài ra, nếu sau 1 thời gian bổ sung thêm nước hoặc chế độ sinh hoạt mà vẫn không đỡ thì nên thăm khám bác sĩ ngay.

    Xem Thêm : Huyết trắng có màu nâu nhạt đừng bỏ qua những nguyên nhân này

    Nước tiểu màu nâu nhạt cần làm gì?

    Khi thấy nước tiểu màu nâu nhạt, bạn cần bổ sung thêm nhiều nước hơn mỗi ngày đồng thời theo dõi các triệu chứng kèm theo. Nếu không thấy triệu chứng thuyên giảm hãy thăm khám các bác sĩ càng sớm càng tốt.

    Các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng của bạn mà đưa ra chỉ định phù hợp, bạn có thể sẽ cần làm phân tích nước tiểu và xét nghiệm máu.

    Phân tích nước tiểu để tìm ra những tế bào hồng cầu, nồng độ protein, khoáng chất… thận và đường tiết niệu có vấn đề gì không. Ngoài ra, phân tích nước tiểu cũng giúp bạn tìm ra vi khuẩn gây nhiễm trùng.

    Xét nghiệm máu sẽ giúp đo nồng độ creatinin và nitrogen niệu trong máu chính xác. Đây là các sản phẩm chất thải đã tích tụ trong máu khi thận bị tổn thương và không lọc được đúng cách. Bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra men gan cũng như những nguyên nhân bệnh lý khác.

    Sau khi thăm khám, tùy từng nguyên nhân bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi phác đồ điều trị.

    Ngoài ra để hỗ trợ điều trị bệnh bạn nên: Uống nhiều nước mỗi ngày, hạn chế những loại thức ăn hoặc các loại thuốc làm đổi màu nước tiểu, trong quá trình điều trị nếu thấy bất thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

    Nước tiểu màu nâu nhạt là triệu chứng phổ biến và nhiều người mắc phải. Nếu bạn có triệu chứng này và cần được tư vấn kỹ hơn hãy liên hệ tới số điện thoại: 0243.9656.999

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Giao Thị Kim Vân

    Chuyên khoa I Sản Phụ Khoa

    Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội

    Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa

    Sở Trường chuyên môn

    -         Thực hiện khám, tư vấn vàđiều trị các bệnh lý phụ khoa

    -         Tư vấn và điều trị rốiloạn kinh nguyệt

    -         Thực hiện thủ thuật về kếhoạch hóa gia đình

    -         Tư vấn và điều trị cácbệnh xã hội ở nữ giới

    -         Tư vấn điều trị vô sinh –hiếm muộn ở nữ giới.

    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status