[ Nhiễm khuẩn âm đạo ] là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Mục lục chính [Ẩn]

    Nhiễm khuẩn âm đạo là một trong những căn bệnh phổ biến, thường gặp nhất ở chị em phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 44 tuổi. Tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo có thể gây nên những biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản do đó chị em đang ở trong độ tuổi sinh sản cần hết sức đề phòng và cảnh giác. Vậy nhiễm khuẩn âm đạo là bệnh gì, dấu hiệu nhiễm khuẩn âm đạo như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin này qua bài viết dưới đây.

    Nhiễm khuẩn âm đạo là gì ?

    Nhiễm khuẩn âm đạo hay còn gọi là bệnh viêm âm đạo, xuất hiện khi vi khuẩn ở trong âm đạo tấn công và phát triển quá mức. Đây là căn bệnh khá phổ biến và ước tính có khoảng 75% chị em bị nhiễm khuẩn âm đạo mà nguyên nhân chính là do vi khuẩn tấn công.

    Các loại vi khuẩn khiến âm đạo bị nhiễm khuẩn có thể kể đến như: Gardnerella, Mobiluncus, Mycoplasma, Bacteroides. Bình thường các loại vi khuẩn này vẫn tồn tại ở trong âm đạo của phụ nữ trong mối quan hệ cộng sinh, bản chất chúng là những ký sinh vật. Trong mối quan hệ mật thiết giữa âm đạo và vi khuẩn tạo nên môi trường cân bằng.

    Tuy nhiên khi có 1 yếu tố tác động bất thường sẽ gây nên sự mất cân bằng môi trường âm đạo. Số lượng vi khuẩn tăng nhanh, có thể tăng gấp trăm đến nghìn lần và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công mạnh gây nên tình trạng viêm nhiễm.

    Nhiễm khuẩn âm đạo rất hiếm gặp ở những loại vi khuẩn thông thường. Các loại vi khuẩn này cũng có thể gây nên những hình thái bệnh khác nhau, vì vậy cách chẩn đoán và điều trị bệnh cũng khác nhau.

    Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn âm đạo là do đâu?

    Nhiễm khuẩn âm đạo thường xuất hiện nhiều hơn ở những phụ nữ đã quan hệ tình dục. Nguyên nhân khiến âm đạo bị nhiễm khuẩn là do sự mất cân bằng vi khuẩn.

    Thông thường ở trong âm đạo của người phụ nữ sẽ có vi khuẩn lactobacillus nhiều hơn anaerobes. Sự tấn công, phát triển của vi khuẩn kỵ khí quá nhiều sẽ làm đảo lộn môi trường âm đạo và gây nên viêm nhiễm. Đặc biệt, bệnh viêm âm đạo thường gặp nhất là N. Gonorrhoeae tiếp đến là vi khuẩn C. trachomatis và M. Genitalism.

    Hiện nay chưa xác định nguyên nhân gây nhiễm khuẩn âm đạo. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể đưa ra những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

    • Quan hệ tình dục không an toàn: có thể kể đến các thói quen quan hệ tình dục không an toàn như quan hệ với nhiều người, quan hệ quá mạnh bạo, sử dụng các dụng cụ tình dục không sạch sẽ... đều khiến vi khuẩn tấn công và xâm nhập.
    • Sức đề kháng trong cơ thể bị suy yếu: khi sức đề kháng bị suy giảm, suy yếu sẽ khiến môi trường âm đạo cũng bị ảnh hưởng, vi khuẩn tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn.
    • Do rối loạn nội tiết tố: thường gặp ở những phụ nữ mang thai, đang trong thời kỳ kinh nguyệt cũng khiến môi trường âm đạo bị thay đổi và vui khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
    • Lạm dụng thuốc: đặc biệt là những loại thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai cũng sẽ làm viêm nhiễm vùng kín. Các loại thuốc này làm mất cân bằng độ pH trong âm đạo và làm biến đổi môi trường trong âm đạo, khiến vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
    • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: thói quen thường xuyên thụt rửa âm đạo, sử dụng các loại xà phòng có chứa chất tẩy rửa, không vệ sinh sạch sẽ trong ngày kinh nguyệt và trước hoặc sau khi quan hệ tình dục... điều này cũng có thể gây nhiễm khuẩn ở âm đạo.

    Ngoài những yếu tố trên, tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo còn có thể do béo phì, phụ nữ mang thai, thời tiết nóng bức, phụ nữ bị tiểu đường... do đó bạn nên đề phòng, tránh những thói quen, yếu tố tác động trên đây.

    Cách xác định dấu hiệu nhiễm khuẩn âm đạo chính xác

    Một trong những dấu hiệu nhiễm khuẩn âm đạo điển hình nhất chính là vùng kín có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra chị em còn thấy có những dấu hiệu bất thường ở khí hư, khí hư có màu sắc bất thường. Các triệu chứng nhiễm khuẩn âm đạo chị em có thể nhận biết như:

    • Lượng khí hư ra nhiều hơn bình thường, khí hư có màu vàng hoặc màu xanh, hôi hoặc tanh như mùi cá ươn.
    • Chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu ở âm đạo sau khi quan hệ tình dục
    • Âm đạo ngứa ngáy, có biểu hiện sưng tấy nhẹ, đỏ ửng
    • Nóng rát mỗi lần đi tiểu thậm chí nặng có thể bị rát hoặc buốt mỗi lần đi tiểu

    Bên cạnh đó, tùy từng nguyên nhân nhiễm khuẩn âm đạo các dấu hiệu có thể khác nhau. Vì vậy ngay khi có dấu hiệu bất thường nêu trên bạn nên sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị sớm.

    Nhiễm khuẩn âm đạo để lâu có sao không?

    Nhiễm khuẩn âm đạo là tình trạng phổ biến, với tỉ lệ chị e phụ nữ mắc tương đối cao. Tuy nhiên đa số chị em đều chủ quan không dám thăm khám và điều trị sớm điều này dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Các biến chứng nhiễm khuẩn ở âm đạo có thể kể đến như:

    • Nguy cơ lây lan sang những bộ phận khác: nếu không kịp thời chữa trị, nguy cơ chị em sẽ bị lây nhiễm ngược dòng sang những bộ phận khác như: viêm vùng chậu, viêm vòi trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung...
    • Luôn cảm thấy tự ti, ngại ngần nhất là khi quan hệ tình dục: các triệu chứng viêm âm đạo sẽ khiến chị em ngứa ngáy, đau rát, vùng kín có mùi... điều này sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống quan hệ tình dục, hạnh phúc gia đình.
    • Nguy cơ ung thư cổ tử cung: đây là căn bệnh có nguy cơ biến chứng cao, có thể cướp đi sinh mạng của nhiều người. Trong khi đó những người bị nhiễm khuẩn âm đạo có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao gấp nhiều lần bình thường.
    • Nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi: phụ nữ mang thai bị nhiễm khuẩn âm đạo sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi, chị em có thể bị sảy thai, bé sinh non thiếu tháng, trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, sau khi sinh sẽ dễ bị viêm da, viêm khổi, viêm kết mạc...
    • Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: khi bị nhiễm khuẩn ở âm đạo chị em sẽ bị mất cân bằng môi trường âm đạo. Nếu chị em đang có ý định mang thai có thể sẽ khiến khó thụ tinh, các vi khuẩn có hại còn có thể giết chết tinh trùng, điều này làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

    Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm do nhiễm khuẩn âm đạo gây nên, ngay khi có dấu hiệu bệnh bạn nên sớm có kế hoạch thăm khám và tiến hành điều trị.

    Cách chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo chính xác

    Để chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo các bác sĩ có thể sẽ chỉ định chị em làm một số xét nghiệm trong đó có thể làm xét nghiệm vi sinh để khẳng định chắc chắn có mắc bệnh hay không. Bên cạnh đó các bác sĩ sẽ tiến hành khám âm đạo cũng như xét nghiệm mẫu dịch tiết âm đạo.

    Các xét nghiệm chẩn đoán viêm nhiễm âm đạo bao gồm:

    • Soi tươi: Bác sĩ sẽ lấy 1 lượng dịch vừa đủ ở dịch tiết âm đạo của người bệnh rồi đem trộn với nước muối sinh lý sau đó đặt trên lam kính hiển vi. Bác sĩ sẽ quan sát kết quả có dấu hiệu nhiễm trùng hay không, đồng thời tìm bạch cầu và tế bào đám mây để xác định bệnh.
    • Nghiệm pháp Whiff: Sử dụng dịch âm đạo nhỏ thêm dung dịch KOH để xem có phản ứng mùi hôi hay không. Nếu có là dấu hiệu gợi ý chị em có nguy cơ bị nhiễm khuẩn âm đạo.
    • Đo độ pH âm đạo: thông thường độ pH âm đạo của chị em khỏe mạnh nằm trong khoảng từ 3.8 đến 4. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn thì độ pH sẽ tăng lên trên 4.5

    Lưu ý khi chẩn đoán viêm âm đạo để có kết quả chính xác chị em cần tránh quan hệ tình dục trước 24 giờ khi khám, không nên đi khám khi đang ở thời kỳ kinh nguyệt, không nên sử dụng các sản phẩm làm kích thích âm đạo như thuốc đặt âm đạo hoặc thuốc xịt âm đạo, không thụt rửa âm đạo trong vòng 24 giờ trước khi đi khám và xét nghiệm.

    Điều trị nhiễm khuẩn âm đạo hiệu quả bằng cách nào?

    Với sự phát triển của y học hiện nay việc điều trị nhiễm khuẩn âm đạo đã trở nên dễ dàng hơn. Tất cả các dạng nhiễm khuẩn ở âm đạo đều có thể điều trị hiệu quả, tuy nhiên cân xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

    Hiện nay có thể điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn bằng thuốc kháng sinh hoặc can thiệp ngoại khoa kết hợp với các biện pháp cân bằng lợi khuẩn. Phác đồ điều trị điển hình gồm: clindamycin hoặc Metronidazole. Các loại thuốc này có thể dùng ở đường uống hoặc đặt âm đạo.

    Các loại kháng sinh cũng có thể được chỉ định sử dụng như: nitroimidazoles, lincosamides, penicililn, macrolines.

    Ngoài ra, trong một số trường hợp điều trị kết hợp có thể sử dụng lợi khuẩn để điều trị nhiễm khuẩn âm đạo. Lượng Lactobacillus tối ưu chữa nhiễm khuẩn ở âm đạo là khoảng khoảng 109 CFU dùng đường âm đạo. Đường âm đạo được đánh giá tốt hơn đường miệng. Có thể sử dụng liều lặp lại và kéo dài để hiệu quả tốt hơn.

    Với những trường hợp bị nhiễm khuẩn âm đạo nặng thì có thể kết hợp áp dụng các phương pháp can thiệp ngoại khoa. Phương pháp này sẽ giúp ngăn chặn các triệu chứng viêm âm đạo do vi khuẩn tiến triển xấu hơn. Tuy nhiên, khi điều trị ngoại khoa vẫn cần kết hợp sử dụng thuốc.

    Các phương pháp ngoại khoa có thể được áp dụng như: sóng ngắn, sóng hồng ngoại, laser...

    Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn âm đạo tái phát

    Theo thống kê có khoảng 80% chị em bị tái nhiễm khuẩn âm đạo sau khi điều trị. Do đó các biện pháp phòng ngừa được khuyến khích áp dụng trong và sau khi chữa trị. Các biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa bệnh được chuyên gia đưa ra bao gồm:

    • Chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ mỗi ngày đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục, trong kỳ kinh nguyệt. Không nên thụt rửa âm đạo quá mạnh bạo hoặc sử dụng các loại dung dịch tẩy rửa vùng kín.
    • Thay băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt khoảng 4 tiếng 1 lần, chú ý lựa chọn những loại băng vệ sinh có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo về chất lượng.
    • Luôn giữ vùng kín sạch sẽ, khô thoáng, không nên mặc quần lót ẩm ướt, quần bò chật gây bí bách.
    • Không nên ngâm mình trong bồn tắm và không nên sử dụng các loại nước rửa để ngâm vùng kín.
    • Quan hệ tình dục an toàn, khi bị nhiễm khuẩn âm đạo tốt nhất không nên quan hệ tình dục, nếu sau đó có quan hệ tình dục thì nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt là dùng bao cao su khi quan hệ.
    • Xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh, không sử dụng chất kích thích, rượu bia, nên đi ngủ sớm
    • Thường xuyên thăm khám phụ khoa định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt nếu thấy có dấu hiệu bất thường ở vùng kín thì nên tái khám sớm
    • Trong thời gian điều trị bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo sự hướng dẫn, chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng và loại thuốc sử dụng.

    Việc chữa trị nhiễm khuẩn âm đạo không phức tạp tuy nhiên chị em cần kiên trì và không nên bỏ dở liệu trình. Trường hợp điều trị bệnh không dứt điểm có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe cao hơn.

    Nhiễm khuẩn âm đạo gây nhiều phiền hà cho chị em phụ nữ, đặc biệt nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn. Việc phòng ngừa và điều trị có thể thực hiện ngay bây giờ. Khi có dấu hiệu viêm âm đạo do nhiễm khuẩn bạn nên sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Bài viết liên quan

    No items found.

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status