Ngứa niệu đạo là bị bệnh gì? Có chữa được không ?
Ngứa niệu đạo có thể gặp phải ở cả nam giới và nữ giới. Triệu chứng này không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm. Thế nhưng đa số người bệnh thường chủ quan, thờ ơ hoặc cố chịu đựng vì cho rằng đây là triệu chứng bình thường. Vậy nguyên nhân gây ngứa niệu đạo là do đâu?
Ngứa niệu đạo là do mắc bệnh gì?
Niệu đạo là ống dẫn từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể thông qua các cơ thắt niệu đạo. Tình trạng ngứa niệu đạo khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bứt rứt, cũng có thể là do triệu chứng của những bệnh nguy hiểm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này ở cả nam giới và nữ giới.
Nhiễm trùng đường tiết niệu :
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) thường gặp phổ biến hơn ở nữ giới, do niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn ở nam giới. Đây là triệu chứng hàng đầu gây nên tình trạng ngứa ngáy ở niệu đạo, ngoài ra người bệnh còn thấy có các triệu chứng như: đi tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có mùi hôi khó chịu, đau bụng dưới…
Viêm niệu đạo :
Nguyên nhân gây viêm niệu đạo là do bị virus, vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm. Điển hình nhất là do người bệnh mắc bệnh lậu và chlamydia. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như: đi tiểu buốt, tiểu rắt, khó chịu vì buồn nôn.
Bệnh xã hội :
Một số những căn bệnh xã hội như: lậu, chlamydia, Trichomonas. Herpes sinh dục là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng ngứa ở iệu đạo. Tùy từng bệnh lý khi mắc phải sẽ có những triệu chứng khác nhau. Đa phần các triệu chứng gặp phải sẽ là: đau rát ở bộ phận sinh dục, ngứa ngáy, xuất hiện các nốt mụn, chảy dịch, đau vùng chậu…
Ngoài ra tình trạng niệu đạo bị ngứa rất có thể còn là do các yếu tố xuất phát từ thận hoặc bàng quang. Tốt nhất bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác bệnh.
Các triệu chứng kèm theo khi bị ngứa niệu đạo
Khi bị ngứa niệu đạo đa phần người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng kèm theo. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà các triệu chứng kèm theo khác nhau. Bạn có thể thấy những triệu chứng kèm theo phổ biến dưới đây.
- Đi tiểu khó, mỗi lần đi tiểu thấy có triệu chứng đau rát thậm chí sợ đi tiểu
- Đi tiểu gấp, tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ít và thường cảm thấy buồn tiểu thường xuyên.
- Có triệu chứng đau, căng tức ở bàng quang, phần gần với xương mu
- Có cảm giác đau tức khó chịu ở vùng bụng dưới
- Luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu, ớn lạnh
- Nước tiểu có màu đục hoặc chuyển sang màu hồng.
Nếu trong trường hợp người bệnh thấy có kèm thêm các triệu chứng đau lưng, buồn nôn, sốt thì có khả năng cao là vi khuẩn tấn công vào thận. Chính vì vậy bạn nên sớm thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để được chữa trị kịp thời.
Ngứa niệu đạo có nguy hiểm không?
Thực tế, tình trạng ngứa niệu đạo là triệu chứng cảnh báo những bệnh lý. Có những bệnh lý có thể tự khỏi nhưng cũng có những bệnh ảnh hưởng và xuất hiện trong thời gian dài. Cách tốt nhất là bạn nên thăm khám, điều trị để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Ngứa niệu đạo có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm nếu không chữa trị sớm có thể khiến tình trạng bệnh càng trở nên nguy hiểm hơn.
- Nguy cơ bị mắc các bệnh viêm niệu đạo, các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Lúc này người bệnh có khả năng bị ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, nguy hiểm nhất khi vi khuẩn tấn công gây viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt…
- Nếu ngứa ở niệu đạo do vi khuẩn tấn công có thể lan rộng ra những bộ phận khác như tiết niệu, thận gây nhiễm trùng thận. Tình trạng này nếu không sớm được chữa trị có thể làm suy giảm chức năng thận.
Tình trạng ngứa niệu đạo nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên do tâm lý chủ quan của nhiều bệnh nhân khiến tình trạng bệnh nguy hiểm hơn.
Cách khắc phục tình trạng ngứa niệu đạo
Theo các chuyên gia thì ngay khi có triệu chứng ngứa niệu đạo người bệnh cần được thăm khám để tìm ra nguyên nhân. Khi thăm khám các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng máy móc hiện đại để giúp chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân chính xác nhất.
Đối với những nguyên nhân gây bệnh sẽ căn cứ vào loại vi khuẩn gây bệnh. Nhiễm trùng đơn bào như nhiễm trichomonas được điều trị bằng thuốc cho ký sinh trùng và herpes có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus. Đối với nhiễm trùng đường tiết niệu, kháng sinh cũng được sử dụng và nuôi cấy được thực hiện để đảm bảo kháng sinh được kê đơn có hiệu quả.
Bên cạnh quá trình điều trị người bệnh cần lưu ý một số những biện pháp làm hạn chế nguyên nhân gây bệnh, giảm tình trạng ngứa niệu đạo như sau:
- Tuân thủ việc sử dụng thuốc theo đúng quy định của bác sĩ, không nên tự ý tăng giảm liều hoặc thay đổi loại thuốc mà bác sĩ chỉ định. Nếu trong quá trình dùng thuốc bạn thấy có những triệu chứng bất thường hãy tư vấn để được điều chỉnh loại thuốc.
- Nên xây dựng chế độ khoa học để đảm bảo sức khỏe, chú ý không dùng những loại thực phẩm cay nóng làm ảnh hưởng đến sức đề kháng. Hạn chế sử dụng các loại rượu, bia chất kích thích.
- Nên tập thói quen đi tiểu tiện đúng giờ, nếu có nhu cầu hãy đi ngay, tránh nhịn tiểu quá lâu ảnh hưởng đến thận.
- Chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục, mặc quần lót khô thoáng, vừa vặn.
- Nên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh hiệu quả hơn.
- Nên thận trọng khi sử dụng các loại xà phòng sữa tắm, dung dịch vệ sinh chứa chất tẩy rửa. Đặc biệt là chọn các chất bôi trơn, các sản phẩm sử dụng hỗ trợ quá trình quan hệ tình dục phù hợp.
Tình trạng ngứa niệu đạo rất phổ biến chữa trị không đúng có thể dẫn đến điều trị khó khăn, dai dẳng. Vì vậy, người bệnh nên theo dõi và điều trị cho đến khi nào bệnh đã dứt hoàn toàn, luôn theo hướng dẫn của bác sĩ, tích cực phòng bệnh để rút ngắn thời gian điều trị.