Ngứa hậu môn có phải bị trĩ không ? Cách điều trị hiệu quả đơn giản tại nhà

Mục lục chính [Ẩn]

    Ngứa hậu môn có phải bị trĩ không đang là thắc mắc mà nhiều người bệnh quan tâm. Ngứa hậu môn kéo dài không chỉ gây phiền toái khó chịu mà còn khiến người bệnh lo lắng không biết bản thân có phải đang mắc bệnh hay không. Vậy ngứa hậu môn có phải bệnh trĩ không hay do bệnh lý nào khác và cách khắc phục sẽ được giải đáp dưới đây.

    Hậu môn bị ngứa là bị gì ?

    Trước khi tìm hiểu hiện tượng ngứa hậu môn có phải bị trĩ không, người bệnh cần hiểu rõ được những biểu hiện khi bị ngứa hậu môn. Theo đó, hậu môn bị ngứa là tình trạng vùng da quanh hậu môn bị ngứa ngáy, kích ứng gây cảm giác khó chịu, bức bí cho người bệnh.

    Ban đầu có thể chỉ là cơn ngứa nhẹ, tuy nhiên khi kéo dài sẽ gây ngứa dữ dội, thậm chí lây sang vùng sinh dục. Ngứa hậu môn phân chia thành hai dạng theo nguyên nhân bao gồm:

    • Ngứa hậu môn sinh lý: Vùng da hậu môn bị kích ứng, quá khô hay ẩm ướt dẫn đến ngứa ngáy. Nguyên nhân gây tình trạng này chủ yếu do thói quen vệ sinh kém, dị ứng xà phòng - hóa chất…nhưng sẽ nhanh chóng kết thúc và không cần tiến hành điều trị.
    • Ngứa hậu môn bệnh lý: Tình trạng ngứa ngáy do nhiễm khuẩn hay do tổn thương trên niêm mạc hậu môn gây ra. Khi đó, ngứa hậu môn sẽ kèm theo các biểu hiện bất thường và nếu không điều trị sẽ không tự hết được.

    Bị ngứa hậu môn có phải bị trĩ không ?

    Lý giải về vấn đề ngứa hậu môn có phải bị trĩ không, các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết, ngứa hậu môn là một trong các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ.

    Bệnh trĩ là tình trạng sa giãn quá mức các búi tĩnh mạch hậu môn do nhiều nguyên nhân, từ đó hình thành nên búi trĩ bên ngoài (bệnh trĩ ngoại) hoặc bên trong (gọi là bệnh trĩ nội).

    Ban đầu, búi trĩ hình thành gây ngứa ngáy và kích thích nhẹ ở hậu môn. Đồng thời, búi trĩ khi ma sát với phân có thể gây chảy máu hậu môn mỗi khi đi đại tiện. Búi trĩ lớn dần gây đau nhức, khó chịu và sa ra ngoài hậu môn.

    Lúc này, bệnh trĩ không được điều trị có thể gây chảy máu nặng nề, kích thước lớn che khít hậu môn gây hiện tượng sa nghẹt trĩ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng đại tiện.

    Triệu chứng ngứa hậu môn cảnh báo các bệnh lý khác

    Bị ngứa hậu môn có phải bị trĩ không? Ngứa hậu môn ngoài là triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ thì còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý hậu môn trực tràng khác.

    1. Rò hậu môn

    Còn gọi là bệnh mạch lươn, là tình trạng nhiễm trùng mạn tính ở hậu môn với sự hình thành của các đường rò, lỗ rò. Mỗi đường rò là một đường hầm chứa mủ và các tổ chức xơ mạn tính bên trong, là hậu quả của áp xe quanh hậu môn không được điều trị, khi vỡ ra tạo thành các đường rò.

    Triệu chứng điển hình của bệnh rò hậu môn thường gặp như đôi khi thấy xì hơi hay ngứa ngáy ở lỗ rò, hậu môn sưng nóng, đau tức, xuất hiện mủ…

    2. Nhiễm giun kim

    Giun kim là loại ký sinh trùng trong đường ruột, giun cái thường di chuyển về hậu môn về đêm để đẻ trứng, gây tình trạng ngứa hậu môn về đêm. Đối tượng dễ nhiễm giun kim nhất là trẻ em.

    3. Nứt kẽ hậu môn

    Là tình trạng xuất hiện vết rách ở niêm mạc hậu môn gây chảy máu, đau rát và ngứa ngáy ở khu vực hậu môn. Tổn thương nứt hậu môn thường xuất hiện ở những người bị táo bón mãn tính, đại tiện khó kèm phân cứng có kích thước lớn gây đau rát và chảy máu.

    Triệu chứng nứt kẽ hậu môn thường gặp bao gồm: xuất hiện vết rách có thể nhìn thấy ở hậu môn, đại tiện đau rát và cơn đau kéo dài; chảy máu hậu môn khi đại tiện; hậu môn nóng rát và ngứa ngáy.

    Xem thêm : Đi đại tiện khó : Nguyên nhân, tác hại và phương pháp điều trị hiệu quả

    Bị ngứa hậu môn phải làm sao ?

    Ngứa hậu môn có phải bị trĩ không? Hiện tượng ngứa hậu môn có thể là triệu chứng bệnh trĩ và cũng có thể do các bệnh lý hậu môn khác gây ra. Bất kể bệnh lý nào cũng đều gây khó chịu, phiền toái và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, bác sĩ khuyến cáo khi bị ngứa hậu môn, người bệnh nên tìm biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.

    1. Thăm khám khi bị ngứa hậu môn

    Khi xuất hiện triệu chứng ngứa hậu môn, người bệnh nên nhanh chóng đi khám chuyên khoa để xác định bệnh lý và điều trị hiệu quả.

    • Điều trị nội khoa: Chỉ định với các trường hợp ngứa hậu môn nhẹ. Các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc uống, thuốc bôi hay thuốc đặt hậu môn và kết hợp các biện pháp hỗ trợ chăm sóc tại nhà.
    • Điều trị ngoại khoa: Áp dụng với các bệnh lý đặc trưng như bệnh trĩ giai đoạn nặng, bệnh rò hậu môn. Bởi với những bệnh lý này, việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả tốt nhất, bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa để điều trị.

    Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, người mắc bệnh trĩ sẽ được tiến hành thủ thuật cắt trĩ với các phương pháp tiên tiến nhất như HCPT II; khâu treo triệt mạch trĩ THD hay phương pháp PPH II. Với tình trạng bệnh cụ thể cũng như mong muốn của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.

    2. Dùng thuốc bôi khi bị ngứa hậu môn

    Một số loại thuốc được chỉ định giúp cải thiện các triệu chứng ngứa hậu môn hiệu quả. Tuy nhiên, cần căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc bôi ngứa hậu môn thường được bác sĩ chỉ định như:

    • Kem bôi Hydrocortisone 1%: Giúp chống viêm tại chỗ đồng thời cải thiện tình trạng ngứa ngáy hiệu quả. Tuy nhiên, không dùng thuốc đối với trường hợp da đang bị nhiễm trùng, lở loét, viêm da do nấm virus hay vi khuẩn và trẻ em dưới 10 tuổi.
    • Thuốc bôi preparation H: Loại thuốc giúp khắc phục hiệu quả tình trạng ngứa hậu môn do bệnh trĩ. Thuốc chữa các thành phần methylparaben và propylparaben có công dụng giảm ngứa ngáy, khó chịu, giảm sưng đồng thời kích thích làm giãn mạch máu, ngăn ngừa sa búi trĩ hiệu quả.
    • Thuốc bôi titanoreine: Thuốc có tác dụng giúp giảm ngứa hậu môn nhờ các thành phần như kẽm oxide, titanium, carraghenates, lidocain. Loại thuốc này cũng được chỉ định điều trị ngứa hậu môn do bệnh trĩ gây ra.

    3. Cách làm giảm ngứa hậu môn tại nhà

    Ngoài việc thăm khám và can thiệp y tế điều trị ngứa hậu môn, người bệnh cũng có thể tham khảo ngay các biện pháp hỗ trợ giảm ngứa tại nhà dưới đây.

    • Ngâm hậu môn với nước ấm : Chuẩn bị một chậu nước muối ấm và ngâm hậu môn bên trong. Hoặc người bệnh có thể tắm bồn nước ấm giúp mạch máu được lưu thông, hỗ trợ các mô xung quanh hậu môn được chữa lành nhanh chóng.
    • Áp khăn nóng : Ngâm một chiếc khăn sạch trong nước ấm, sau đó áp vào hậu môn từ 10-15 phút. Có thể lặp lại biện pháp này 4-5 lần/ ngày để tăng hiệu quả giảm ngứa hiệu quả.
    • Giảm ngứa hậu môn bằng nha đam : Chuẩn bị một lá nha đam và tách lấy phần thịt. Sau đó bôi trực tiếp lên khu vực hậu môn bị ngứa sau khi đã vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Giữ trên da khoảng 15 phút, sau đó rửa lại với nước ấm.

    Như vậy, bài viết đã giải đáp chi tiết thắc mắc ngứa hậu môn có phải bị trĩ không cũng như gợi ý cách giảm ngứa hậu môn hiệu quả. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh vẫn cần đi thăm khám sớm nhất để được điều trị hiệu quả, dứt điểm ngay từ đầu.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status