Nấm Candida ở lưỡi : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Nấm Candida ở lưỡi là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng tại lưỡi có thể gặp ở nam giới và nữ giới. Loại nấm này rất phổ biến có thể tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau và gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi. Vậy dấu hiệu nhận biết loại nấm này như thế nào và nguyên nhân khiến nó gây bệnh là gì mời bạn đọc cùng theo dõi qua những chia sẻ dưới đây nhé.
Dấu hiệu nhận biết nấm Candida ở lưỡi
Nấm Candida ở lưỡi rất phổ biến đặc biệt nó sẽ phát triển rất nhanh nếu như gặp điều kiện môi trường thuận lợi. Loại nấm này khi gây bệnh sẽ khiến người bệnh gặp phải khá nhiều phiền toái. Vậy nên để có thể sớm phát hiện ra loại nấm này chúng ta có thể nhận biết qua những dấu hiệu điển hình như sau:
Dấu hiệu nhận biết người lớn bị nấm Candida ở lưỡi
Khi lưỡi bị nhiễm nấm Candida, người lớn có thể dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu cụ thể như:
- Lưỡi xuất hiện các mảng bám màu trắng, các mảng bám có thể xuất hiện ở các vị trí xung quanh khác nữa như trong vòm miệng, má trong, họng,..
- Xuất hiện tình trạng tấy đỏ có cảm giác hơi ngứa và đau rát tại lưỡi.
- Nhận biết vị giác trong ăn uống bị giảm sút thậm chí đối với những đối gặp phải tình trạng bệnh nặng có khả năng mất hoàn toàn vị giác.
- Khi nấm lưỡi lan sang khóe miệng sẽ dẫn tới hiện tượng đỏ, nứt nẻ và chảy máu.
- Khi nấm lưỡi lan xuống vùng cổ họng sẽ khiến người bệnh có cảm giác khó nuốt, đau khi nuốt.
- Nấm lưỡi là một trong những nguyên nhân khiến hơi thở xuất hiện mùi hôi khó chịu.
Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị nấm Candida ở lưỡi
Khác với người lớn, ở trẻ nhỏ thường khó phát hiện hơn nếu như người lớn không quan sát và quan tâm thật kỹ. Người lớn có thể nhận biết trẻ em bị nấm candida tại lưỡi thông qua những dấu hiệu quan sát bằng mắt thường như sau:
- Trẻ chán ăn, bỏ bú do vùng lưỡi bị đau rát, ngứa ngáy, khó chịu.
- Xuất hiện những đốm trắng, mảng trắng trên lưỡi rất khó cạo.
- Trẻ quấy khóc, thường xuyên đưa tay lên miệng, má
Ở trẻ sơ sinh nếu bị nhiễm nấm ở lưỡi khi vẫn còn bú mẹ có thể sẽ gây lây nhiễm sang cho người mẹ dẫn tới nhiễm nấm Candida ở vú.
Nguyên nhân gây nấm candida ở lưỡi
Nấm candida ở lưỡi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Loại nấm Candida chỉ gây bệnh do một số những yếu tố làm suy giảm miễn dịch hoặc do mất cân bằng độ PH hoặc quá trình vệ sinh vùng miệng, lưỡi không được thực hiện đảm bảo đúng cách, sạch sẽ.
Ở trẻ em thường là do các bé sau ăn xong không súc miệng đặc biệt khi ăn đồ ngọt còn đối với bé sơ sinh không được người lớn tưa lưỡi vệ sinh mỗi ngày. Đối với người lớn có thể do quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách, thường xuyên ăn đêm khiến nấm dễ phát triển tại lưỡi và gây bệnh.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị nấm candida ở miệng, lưỡi hay bất cứ cơ quan nào khác là những người bị bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch như lao, đái tháo đường, HIV,…Ngoài ra ở một số trường hợp lưỡi bị nấm candida là do:
- Lưỡi hay bị khô
- Thường xuyên sử dụng bia rượu thuốc lá và các chất kích thích
- Thường xuyên dùng các loại thuốc xịt điều trị hen ở khoang miệng.
- Những đối tượng bị ung thư máu gây suy giảm bạch cầu, những người thiếu máu.
- Hôn hay quan hệ tình dục bằng miệng là một trong số những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nấm lưỡi, nấm hậu môn, nấm dương vật, nấm âm đao,…
- Phụ nữ bị nấm candida ở âm đạo lây cho con qua đường sinh thường.
- Trẻ bị nấm lưỡi do sự tiếp xúc khi bú mẹ.
- Những người sử dụng răng giả có nguy cơ bị nấm candida cao hơn những người bình thường.
Xem thêm : [ Tìm Hiểu ] 5+ dấu hiệu nhiễm nấm Candida ở nam giới và nữ giới hiện nay
Cách phòng ngừa nấm Candida ở lưỡi
Nấm Candida ở lưỡi tuy rằng là một bệnh lành tính nhưng nó vẫn có khả năng gây ra những phiền toái tới cho người bệnh đặc biệt đối với quá trình ăn uống sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đối với trẻ sơ sinh đây sẽ là 1 trong số những nguyên nhân khiến trẻ phát triển chậm.
Vậy để có thể ngăn ngừa không gặp phải tình trạng này chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn xong, đối với trẻ nhỏ cần thực hiện việc tưa lưỡi mỗi ngày bằng dung dịch nước muối loãng.
- Đối với những đối tượng sử dụng răng giả cần tháo bỏ chúng khi ngủ đồng thời thực hiện lau và rửa sạch chúng, vệ sinh sạch sẽ lưỡi và nướu bằng bàn chải dạng mềm.
- Đối với trẻ bú mẹ cần vệ sinh núm vú thường xuyên bằng cách sử dụng nước ấm trước và sau mỗi lần cho bé bú.
- Không hôn trẻ tránh lây nhiễm vi khuẩn nấm sang cho trẻ.
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho trẻ bằng nước nóng và xà phòng diệt khuẩn, để ráo nước, phơi khô.
- Không sử dụng chung đồ dùng các nhân hay tiếp xúc trực tiếp với những người đang bị nhiễm nấm Candida.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất, chất đam, chất xơ, rau xanh,…
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá hay các loại chất kích thích.
Phát hiện và điều trị nấm candida ở lưỡi
Nấm candida ở lưỡi cần phải được điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt để không gây lây nhiễm sang các cơ quan khác. Để có thể phát hiện nấm candida một cách chính xác chung ta có thể thực hiện bằng các giải pháp sau:
- Nhận biết bằng mắt thường bằng các biểu hiện ở bên ngoài
- Làm xét nghiệm nấm candida để chẩn đoán cho kết quả chính xác hơn
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc được bày bán và sử dụng để điều trị nấm candida ở miệng, lưỡi. Mỗi người bệnh nên cân nhắc và tìm hiểu công dụng của từng loại thuốc để việc điều trị được hiệu quả nhất.
Một số loại thuốc trị nấm ở lưỡi có thể tham khảo như sau:
1. Thuốc Nystatin
Đây là một loại thuốc nấm được sử dụng rất phổ biến cho cả trẻ nhỏ và người lớn được bào chế thành nhiều dạng khác nhau như dạng viên nén, dung dịch uống, thuốc bột tưa lưỡi,…Loại thuốc chống nấm này có thể làm thay đổi tính thấm và chức năng của màng tế bào nấm khiến nấm bị suy yếu và dần chết đi.
Thuốc Nystatin được dùng để điều trị nấm tại chỗ và không được chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú.
2. Thuốc Miconazol
Đây là một loại thuốc bôi được sử dụng để điều trị nấm candida tại lưỡi với công dụng làm thay đổi chức năng và tính thấm của tế bào nấm. Loại thuốc này không được áp dụng với trẻ dưới 4 tháng tuổi và những người mẫn cảm với miconazole.
3. Thuốc Clotrimazol
Đây là một loại thuốc được sử dụng điều trị nấm candida tại lưỡi dưới dạng kem bôi, viên ngậm hoặc dung dịch. Loại thuốc này không được chỉ định cho trẻ dưới 3 tuổi hay điều trị nấm toàn thân.
Lưu ý: với mỗi loại thuốc khác nhau đều có cách sử dụng khác nhau vậy nên trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo đúng về liều lượng và cách dùng. Việc điều trị tùy ý bừa bãi có thể là nguyên nhân khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn nhiều.
Nấm candida ở lưỡi có thể gây lây nhiễm đến nhiều vị trí khác trên cơ thể vậy nên chúng ta cần phải có biện pháp thực hiện điều trị, khắc phục càng sớm càng tốt. Nếu thấy dấu hiệu nghi ngờ bản thân mắc bệnh hãy chủ động lên hệ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám chính xác nhất.
Mong rằng qua bài viết chia sẻ trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng nấm candida tại lưỡi cũng như có thêm một số kiến thức trang bị cho bản thân để phòng ngừa lây nhiễm chúng một cách tốt nhất.