[ Mụn rộp sinh dục lưỡi ] Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Mụn rộp sinh dục lưỡi là một dạng bệnh xã hội có tốc độ lây truyền nhanh chóng. Bệnh do virus HSV - 1 gây ra với sự xuất hiện các vết loét, mụn nước tại lưỡi, nướu, vòm họng…Bệnh không sớm được điều trị sẽ làm gia tăng nguy cơ viêm loét hoại tử, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe bệnh nhân. Dưới đây là tổng hợp các thông tin cần biết về bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng, bạn đọc chớ nên bỏ qua.
Nguyên nhân mụn rộp sinh dục lưỡi
Mụn rộp ở lưỡi (Herpes miệng lưỡi) là loại mụn rộp sinh dục do virus HSV - 1 gây ra, có thể xuất hiện ở cả nam và nữ trong mọi độ tuổi. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, có nhiều nguyên nhân gây bệnh mụn rộp sinh dục lưỡi, bao gồm:
1. Quan hệ tình dục không an toàn
Đây là con đường lây bệnh nhanh chóng của bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng. Việc quan hệ với người bệnh thông qua đường miệng khiến virus dễ dàng xâm nhập khi tiếp xúc với vết thương hở hay niêm mạc.
2. Dùng chung đồ cá nhân
Việc dùng chung đồ cá nhân (khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc uống nước, vật dụng ăn uống) có thể chứa dịch máu/ mủ của người bệnh cũng là nguyên nhân gây mụn rộp sinh dục ở lưỡi.
3. Do nhiễm trùng nấm
Người nhiễm liên cầu khuẩn có thể gây lở loét miệng. Mặt khác, vi khuẩn này còn có khả năng di chuyển từ miệng xuống vòm họng hay da.
4. Lấy truyền từ mẹ sang con
Phụ nữ có thai bị mụn rộp sinh dục có thể lây bệnh cho con khi sinh thường. Trẻ sinh ra nhiễm HSV bẩm sinh, có thể gây tổn thương não, mù lòa, thậm chí tử vong.
Nhận biết triệu chứng mụn rộp sinh dục ở miệng qua từng giai đoạn
Mụn rộp sinh dục lưỡi với triệu chứng đặc trưng là sự xuất hiện của các vết loét trên môi, niêm mạc miệng, vòm họng và lưỡi. Sau thời gian ủ bệnh từ 3-5 ngày, mụn rộp sinh dục ở lưỡi sẽ phát triển qua 3 giai đoạn và tương ứng là các triệu chứng cụ thể dưới đây.
Giai đoạn 1. Nhiễm trùng tái phát
Virus HSV-1 xâm nhập thông qua vết trầy xước, niêm mạc hở trên da người bệnh. Sau thời gian phơi nhiễm, phát triển (3-6 ngày) sẽ bùng phát các triệu chứng đầu tiên:
- Tại vùng miệng, lưỡi xuất hiện các vết loét sưng đỏ, đau rát, ngứa ran.
- Một thời gian sau, xung quanh vết loét sẽ xuất hiện các mụn nước, tập trung thành từng mảng.
- Các vết loét ban đầu bị rỉ dịch khoảng 3 ngày, dịch này thường có màu vàng và đọng lại trên da, hình thành các lớp mài vàng nâu điển hình.
- Sau đó, các lớp mài sẽ khô và bong dần ra khỏi mô da.
- Một số triệu chứng toàn thân khác như đau cơ, sốt, mệt mỏi, hạch bạch huyết ở cổ sưng đau…
- Nếu herpes lưỡi xuất hiện trong miệng, có thể gây ra tình trạng đau nướu, khó nuốt, chảy máu chân răng…
- Trường hợp những người dưới 20 tuổi, virus HSV còn có thể gây ra các vết loét nông, có màu xám ở amidan.
Giai đoạn 2: Virus không hoạt động
Tùy thuộc vào vị trí xâm nhập, HSV có thể lây lan từ miệng lưỡi sang các bộ phận khác qua tế bào thần kinh. Sau giai đoạn bùng phát đầu tiên, virus HSV-1 sẽ di chuyển trú ngụ trong cơ thể ở dạng bất hoạt (không hoạt động).
Giai đoạn 3: Nhiễm trùng tái phát
Khi miễn dịch cơ thể suy yếu, virus có thể hoạt động lại và gây một số triệu chứng tương tự giai đoạn bùng phát đầu tiên. Tuy nhiên, so với đợt đầu tiên, các triệu chứng mụn rộp tái phát sẽ nhẹ hơn, thời gian hồi phục nhanh hơn (khoảng 3-7 ngày).
Các yếu tố kích thích virus HSV hoạt động và gây nhiễm trùng tái phát phải kể đến:
- Suy giảm miễn dịch
- Rối loạn nội tiết tố
- Trầm ngủ, thiếu ngủ, sức khỏe suy kiệt
- Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá lâu
Hình ảnh mụn rộp sinh dục ở lưỡi
Các hình ảnh mụn rộp sinh dục lưỡi cho thấy, tại vùng miệng, lưỡi, nướu, thậm chí là cổ họng xuất hiện nhiều nốt mụn nước chứa mủ bằng hạt tấm hay hạt đậu xanh. Chú ý sẽ thấy, các nốt mụn nước này mọc tập trung thành đám trông như chùm nho. Sau một vài ngày, các nốt mụn nước bị vỡ ra, hình thành các vết loét có bờ, chảy mủ màu vàng và có mùi hôi thối.
Ngoài những hình ảnh mụn rộp sinh dục ở miệng trên, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân khác như sốt, sưng hạch bạch huyết, đau cơ xương...
Mụn rộp sinh dục lưỡi có nguy hiểm không?
Các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết, so với mụn rộp sinh dục do virus HSV-2 (gây bệnh tại cơ quan sinh dục) thì mụn rộp sinh dục lưỡi có mức độ nguy hiểm nhẹ hơn.
Chúng không trực tiếp đe dọa đến tính mạng người bệnh ngay thời điểm đó. Tuy vậy, nếu bệnh thường xuyên tái phát sẽ khiến người bệnh rất mệt mỏi, mất thẩm mỹ và khó khăn cho việc ăn uống hàng ngày. Và tính về lâu dài, việc xảy ra những biến chứng nghiêm trọng là không thể lường trước được.
Cách điều trị mụn rộp sinh dục lưỡi hiện nay
Hiện nay, chưa có một phương pháp nào có thể tiêu diệt virus HSV mà chỉ có thể ức chế virus về dạng bất hoạt với việc dùng thuốc chuyên khoa. Ở dạng bất hoạt, virus hoàn toàn không hoạt động, hầu như sẽ không gây triệu chứng hay tác động nào đến cơ thể.
Tuy nhiên, để ức chế virus HSV và điều trị hiệu quả mụn rộp sinh dục lưỡi, đòi hỏi bệnh nhân cần sớm đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không chủ quan xem nhẹ, bệnh nặng mới đi khám, làm giảm hiệu quả điều trị, tốn kém chi phí và thời gian.
1. Cách trị dứt điểm mụn rộp sinh dục ở lưỡi bằng thuốc
Sau khi thăm khám, dựa trên tình trạng mụn rộp sinh dục ở miệng nặng hay nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ thuốc phù hợp nhất. Các loại thuốc được kê đơn thường có tác dụng tăng cường miễn dịch, ức chế virus hiệu quả, đồng thời loại bỏ triệu chứng bệnh dứt điểm.
Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn thường bao gồm:
- Thuốc kháng virus (Famciclovir, Acyclovir, Valacyclovir,…): Ức chế một số chủng virus HPV ở người như HSV-1, cytomegalovirus, varicella zoster,… Loại thuốc này được chỉ định ở giai đoạn nhiễm trùng tiên phát hay giai đoạn tái phát của bệnh.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt (Paracetamol): Cải thiện các triệu chứng toàn thân do virus HSV gây ra bao gồm sốt cao, sưng hạch bạch huyết, đau cơ, đau mỏi cơ thể…
- Thuốc kháng histamin H1: Cải thiện triệu chứng ngứa ngáy khó chịu do mụn rộp ở lưỡi gây ra.
2. Hỗ trợ điều trị mụn rộp sinh dục lưỡi qua các biện pháp chăm sóc
Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ chỉ định, bệnh nhân nên thực hiện một số biện pháp chăm sóc nhằm tăng hiệu quả ức chế virus đồng thời ngăn ngừa lây nhiễm mụn rộp sinh dục lưỡi.
- Tránh để vết thương hở, vết loét ở miệng lưỡi tiếp xúc với người khác.
- Thông báo với gia đình tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân, từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên để ngăn ngừa virus lan rộng.
- Vệ sinh và làm dịu các vết loét với nước muối sinh lý.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C giúp tăng sức đề kháng đồng thời phục hồi nhanh các tế bào bị thương tổn.
Cách phòng ngừa mụn rộp sinh dục lưỡi
Mụn rộp sinh dục ở lưỡi không thể chữa khỏi tận gốc. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị sẽ đảm bảo ức chế virus HSV, giảm tỷ lệ lây nhiễm trong một thời gian dài. Do đó, nếu tiến hành các biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu, bệnh nhân hoàn toàn có thể giảm nguy cơ tái phát mụn rộp sinh dục lưỡi.
- Quan hệ tình dục an toàn, quan hệ chung thủy một vợ - một chồng.
- Kiểm soát tâm lý, sinh hoạt khoa học.
- Luyện tập thể thao thường xuyên, ăn uống lành mạnh, khoa học nâng cao miễn dịch, hạn chế tái nhiễm.
- Tránh tiếp xúc với vết thương hở hay mụn nước từ người khác.
- Hạn chế dùng các chất kích thích như cồn, cafein hay các thực phẩm kém lành mạnh như đồ cay nóng, chất béo bão hòa…
Hy vọng rằng, những thông tin hữu ích về mụn rộp sinh dục lưỡi đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, gọi ngay đến số 0243.9656.999 để được tư vấn ngay.