【 Mọc mụn bọc ở vùng kín 】là bệnh gì ? Nguyên nhân + cách chữa hiệu quả
Mọc mụn bọc ở vùng kín khiến chị em cảm thấy khó chịu, mất tự tin ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Không những thế, tình trạng này còn cảnh báo nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm mà chị em không ngờ tới. Vậy nổi mụn bọc ở vùng kín là bệnh gì, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mọc mụn bọc ở vùng kín là bệnh gì?
Vùng kín là bộ phận quan trọng nhưng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Do đó nếu không chú ý “cô bé” bạn sẽ dễ gặp phải những vấn đề phiền toái mà mọc mụn bọc ở vùng kín là một trong số đó.
Đa phần khi bị mụn bọc chị em sẽ thấy đó là những nốt mụn có đầu ngòi, có mủ trắng hoặc không và gây đau nhức. Nếu các nốt này vỡ ra sẽ thường kèm theo chảy mủ hoặc máu gây khó chịu. Mọc mụn bọc vùng kín có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân chính có thể kể đến như:
1. Viêm nang lông
Viêm nang lông rất dễ mắc phải ở nhiều vị trí nhưng thường gặp là nhất là ở chân và vùng kín. Có thể do vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, lỗ chân lông bị bít tắc và lông không mọc được ra ngoài như bình thường mà mọc ngược vào trong và gây viêm.
Người bệnh khi bị viêm nang lông sẽ thấy đau rát, ngứa ngáy khi nốt mụn bọc xuất hiện. Nếu để lâu chúng có thể gây lở loét, viêm nhiễm và hình thành mủ ở vùng kín.
2. Viêm âm đạo
Nếu chị em thấy mọc mụn bọc ở môi lớn vùng kín hoặc xung quanh vùng âm hộ thì có thể là do chị em bị mắc viêm âm đạo. Đây là một trong những căn bệnh phổ biến, tỉ lệ nữ giới mắc rất cao và thường kèm theo các triệu chứng: khí hư có mùi hôi có chịu, đau rát âm đạo, mọc nốt ở vùng kín, đau rát khi quan hệ tình dục...
Bệnh viêm âm đạo cần sớm được chữa trị tránh gây những ảnh hưởng, tác động đến sinh hoạt cũng như chức năng sinh sản của chị em phụ nữ.
3. Mụn rộp sinh dục
Mọc mụn bọc ở vùng kín cũng rất có thể là dấu hiệu của bệnh mụn rộp sinh dục – một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm do virus HSV gây nên. Các nốt mụn rộp rất dễ vỡ gây viêm nhiễm khiến bạn thấy ngứa ngáy, khó chịu.
Mụn rộp sinh dục cần sớm được chữa trị tránh gây viêm nhiễm sang bộ phận khác. Đặc biệt lưu ý ở phụ nữ mang thai nếu bị mụn rộp sinh dục có thể lây bệnh sang cho thai nhi.
4. Sùi mào gà
Ở giai đoạn đầu của bệnh sùi mào gà người bệnh sẽ thấy xuất hiện các nốt sùi giống như những nốt mụn bọc. Những nốt này có màu hồng, kích thước từ 1-2mm, sở vào sần sùi. Tuy nhiên, thời gian sau đó chúng sẽ liên kết thành từng mảng lớn, nếu ấn vào sẽ thấy dịch mủ chảy ra kèm theo mùi hôi khó chịu.
Bệnh sùi mào gà rất nguy hiểm, khó chữa trị dứt điểm, do đó cần thăm khám và điều trị sớm để tránh biến chứng.
Mọc mụn bọc ở vùng kín là do đâu ?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến vùng kín mọc mụn, ngoài là những triệu chứng của những căn bệnh nêu trên thì tình trạng này còn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân chính gây bệnh có thể được kể đến như:
Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Thói quen vệ sinh vùng kín rất quan trọng và cần thiết. Nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập và tấn công, nếu vệ sinh quá sạch sẽ làm mất cân bằng độ pH trong âm đạo.
Nhạy cảm với hóa chất: Việc sử dụng các loại hóa chất từ sữa tắm, nước xả vải hoặc các loại băng vệ sinh có mùi thơm sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng dị ứng. Khi vùng kín bị dị ứng sẽ khiến vùng kín bị mọc mụn.
Rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố nữ bị mất cân bằng cũng có thể khiến vùng kín bị mọc nốt. Các nốt này thường tập trung ở vùng mu cà lan xuống vùng âm hộ.
Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc mắc các bệnh nam khoa, phụ khoa. Bạn tình bị mắc các bệnh truyền nhiễm sẽ có nguy cơ lây nhiễm và gây mọc mụn ở vùng kín.
Ngoài ra mọc mụn ở vùng kín còn có thể do những nguyên nhân khác như: mặc quần lót quá chật khiến mồ hôi không thoát được ra ngoài, tác dụng phụ của thuốc làm cơ thể bị suy giảm sức đề kháng...
Mọc mụn bọc ở vùng kín phải làm sao?
Mọc mụn bọc ở vùng kín khiến chị em cảm thấy khó chịu, mất tự tin không những thế nếu không chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm. Do đó khi thấy triệu chứng bệnh bạn nên có kế hoạch thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Tùy từng nguyên nhân mọc mụn ở vùng kín mà sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp.
- Nếu bị viêm nang lông thì cần dùng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ đồng thời vệ sinh sạch sẽ vùng kín
- Nếu do mắc viêm âm đạo sẽ được dùng thôi đặt phụ khoa, kháng viêm.
- Nếu do sùi mào gà sẽ được chỉ định dùng thuốc chấm sùi và hiện chưa có thuốc đặc trị mà dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ
- Nếu do mụn rộp sinh dục sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng virus để tiêu diệt vi khuẩn ký sinh trong cơ thể
Bên cạnh đó chị em cũng cần chú ý:
- Hạn chế tẩy lông ở vùng kín sẽ khiến các nang lông dễ mọc ngược, sưng tấy và nổi mụn đỏ
- Nên dùng những loại quần lót khô thoáng, được làm bằng chất liệu coton có độ thấm hút cao
- Vệ sinh dùng kín sạch sẽ bằng những loại dung dịch vệ sinh có độ pH cân bằng dưới 4,5
- Chỉ dùng thuốc khi có sự kê đơn chỉ định của bác sĩ
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng có tính mát
- Quan hệ tình dục an toàn, nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Hạn chế sử dụng các loại hóa chất, chất tẩy rửa xà phòng tiếp xúc trực tiếp với vùng kín.
Hãy chủ động tư vấn bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.
Trên đây là một số những thông tin về tình trạng mọc mụn ở vùng kín. Mặc dù đây không phải tình trạng đe dọa tính mang, nhưng nếu để lâu không chữa trị sẽ gây phiền toái ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Khi thấy triệu chứng mọc mụn ở vùng kín bất thường hãy đến khám tại những cơ sở uy tín để được chữa trị với lộ trình riêng biệt.