Hiện tượng của bệnh sùi mào gà dễ nhận biết [Giải đáp]
Hiện tượng của bệnh sùi mào gà như thế nào? Khi nắm bắt, nhận biết được những dấu hiệu bệnh sùi mào gà sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe, tránh biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu những hiện tượng sùi mào gà thông qua bài viết dưới đây.
Hiện tượng sùi mào gà xuất hiện do đâu?
Bệnh sùi mào gà do virus Human papilloma virut (HPV) tấn công chủ yếu khi quan hệ tình dục không an toàn. Sùi mào gà cũng có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh. Khi mắc căn bệnh này đa phần người bệnh đều không nhận biết hiện tượng của bệnh sùi sùi mào gà vì thời gian ủ bệnh lâu từ vài tuần đến vài tháng.
Theo số liệu công bố của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) có khoảng 50% nam giới và nữ giới đã từng quan hệ tình dục bị nhiễm HPV 1 lần. Loại virus này có nhiều chủng và gây nên nhiều căn bệnh khác nhau trong đó có bệnh sùi mào gà.
Thông thường, chủng virus này thường lây qua đường tình dục khi bạn quan hệ không an toàn với người mắc bệnh. Ngoài ra, một số trường hợp quan hệ qua đường miệng, đường hậu môn cũng có nguy cơ bị mắc bệnh. Loại virus này cũng có thể tồn tại ở máu, nước bọt, dịch nhày.
Hiện tượng bệnh sùi mào gà xuất hiện là do những nguyên nhân sau:
Lây từ mẹ sang con khi phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh. Đứa trẻ có thể bị mắc bệnh sùi mào gà ngay từ trong bụng mẹ khi tiếp xúc qua cuống rốn, nước ối. Trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc trực tiếp xúc với dịch sản, máu hoặc sữa mẹ.
Do dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc tiếp xúc với người bệnh khi dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh, qua tuyến nước bọt. Người bệnh dùng chung quần lót, bàn chải đánh răng, bồn tắm...
Một vài trường hợp bị lây sùi mào gà qua vêt thương hở khi vô tình tiếp xúc với vết thương ở những nơi chứa bệnh sùi mào gà.
Hiện tượng của bệnh sùi mào gà là thế nào?
Tùy từng trường hợp, mức độ bệnh mà hiện tượng của bệnh sùi mào gà lại khác nhau. Hơn nữa, sự khác nhau về giới tính, vị trí mắc cũng sẽ gây nên những triệu chứng sùi mào gà khác nhau. Sau khoảng 1 đến 9 tháng ủ bệnh bạn sẽ thấy những triệu chứng đầu tiên của bệnh.
Khi bị bệnh sùi mào gà đa phần người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng như:
- Mọc các nốt sùi có màu hồng, màu da kích thước từ 1 đến 2mm, nhô lên khỏi bề mặt da.
- Các nốt này có hình đĩa dẹp, không đau có thể có ngứa, chảy dịch, chảy máu
- Sau 1 thời gian các nốt này sẽ phát triển thành những u sùi lớn, có gai hình dáng giống sùi mào gà hoặc sup lơ
- Các nốt sùi có thẻ xuất hiện ở miệng, lưỡi, họng, hậu môn, bàn chân, bàn tay... triệu chứng giống với bệnh nhiệt miệng, viêm họng, mụn cóc.
- Nếu các nốt sùi mào gà xuất hiện ở lưỡi và miệng, bạn có thể nhận thấy cổ họng đau rát, sưng và khó nuốt khi ăn uống.
Triệu chứng sùi mào gà ở nam giới :
Cấu tạo cơ quan sinh dục ở nam giới tương đối đơn gian nên khi mắc bệnh bạn sẽ thấy dễ nhận biết hơn. Khi bị sùi mào gà nam giới sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng ở thân dương vật, bao quy đầu, dưới bìu, lỗ sáo...
- Các nốt mụn sùi xuất hiện có màu hồng gây nên triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu mọc đơn lẻ.
- Kích thước các nốt sùi còn rất nhỏ nên khi xuất hiện ở nếp gập bẹn, hậu môn, bao quy đầu thường khó phát hiện,
- Các nốt sùi mào gà gây tiết máu, tiết dịch, bạn sẽ thấy dịch có mùi hôi tanh, khó chịu.
Triệu chứng sùi mào gà ở nữ giới :
So với cấu tạo cơ quan sinh dục nam thì cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo khá phức tạp. Do đó việc phát hiện các nốt sùi mào gà ở nữ giới khó khăn hơn rất nhiều. Đặc biệt nếu các nốt sùi ở vị trí cổ tử cung bạn sẽ không thể quan sát biểu hiện thực tế.
Bạn sẽ thấy có triệu chứng ở cơ quan sinh dục nữ như:
- Các nốt sùi mào gà xuất hiện ở cổ tử cung, tầng sinh môn, âm đạo, môi lớn, màng trinh, lỗ tiểu...
- Các nốt sùi tập trung thành từng mảng, không đau, ít ngứa và dễ chảy máu.
- Khi quan hệ tình dục đau ở cơ quan sinh dục và đau bụng dưới.
- Chảy máu âm đạo khi quan hệ tình dục
Các hiện tượng của bệnh sùi mào gà cần sớm được khắc phục và chữa trị. Nếu để lâu chúng không thể tự hết đồng thời còn gây nên triệu chứng khó chịu.
Hiện tượng của bệnh sùi mào gà nên làm gì?
Các dấu hiệu sùi mào gà có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Khi thấy các hiện tượng của bệnh sùi mào gà bạn nên sớm thăm khám các bác sĩ hoặc chuyên gia uy tín để tìm các biện pháp chữa trị phù hợp.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ thiết lập phác đồ điều trị bệnh khác nhau. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc như: Podophyllin, Imiquimod, Axit trichloroacetic, Podofilox.
Các loại thốc chữa bệnh sùi mào gà thường áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ. Tuy nhiên nếu trong trường hợp bị bệnh nặng, các nốt sùi có kích thước lớn thì cần áp dụng các biện pháp can thiệp ngoại khoa. Hiện nay có rất nhiều biện pháp can thiệp để loại bỏ sùi mào gà và một trong số đó là phương pháp IRA.
Đây là phương pháp bao gồm cả điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa kết hợp mang lại hiệu quả vượt trội. Điều trị nội khoa bác sĩ sẽ tiêm 1 mũi tiêm cục bộ đồng thời sẽ áp dụng sóng cao tần để tác động trực tiếp vào các nốt sùi. Điều này sẽ hạn chế tổn thương ở những khu vực lành tính ở xung quanh giảm thiểu đau đớn.
Phương pháp này còn giúp thúc đẩy quá trình điều trị, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi, thúc đẩy quá trình lên da non, giảm sưng và phục hồi niêm mạc.
Bên cạnh điều trị các bác sĩ còn chỉ định dùng thuốc Đông y để tăng cường sức đề kháng, hạn chế những biến chứng, tác dụng phụ của thuốc.
Để chữa bệnh sùi mào gà và chấm dứt các hiện tượng khó chịu của bệnh sùi mào gà gây nên người bệnh cần chú ý:
- Quan hệ tình dục lành mạnh với 1 bạn tình, nên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Không quan hệ với người mà bạn không biết rõ về tình trạng sức khỏe
- Thường xuyên tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cương sức khỏe.
- Tái khám theo đúng định kỳ của bác sĩ
- Không nên tự ý dùng thuốc mà không có sự hướng dẫn chỉ định của bác sĩ
Trên đây là những thông tin cơ bản về hiện tượng của bệnh sùi mào gà. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ có kiến thức để nhận biết và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu còn những thắc mắc, thông tin cần được tư vấn hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.