Điều trị viêm âm đạo khi mang thai bằng phương pháp nào an toàn ?
Điều trị viêm âm đạo khi mang thai là điều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và em bé ở trong bụng. Không những thế, điều trị bệnh viêm âm đạo khi đang mang thai còn giúp các mẹ bầu giảm thiểu những triệu chứng khó chịu do căn bệnh này gây nên như ngứa ngáy, vùng kín ẩm ướt, có mùi hôi... Vậy nên điều trị viêm âm đạo bằng cách nào hãy cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Xác định nguyên nhân gây viêm âm đạo khi mang thai
Phụ nữ đang mang thai là đối tượng hàng đầu mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Điều này là bởi khi mang thai cơ thể sẽ có nhiều sự thay đổi dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tăng cao hơn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em bị viêm âm đạo khi mang thai như nấm Candida, vi khuẩn Bacterial Vaginosis, lậu cầu... Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp điều trị viêm âm đạo khi mang thai hiệu quả hơn.
Dưới đây là những nguyên nhân khiến chị em bị viêm âm đạo khi mang thai:
1. Viêm âm đạo do vi khuẩn Bacterial Vaginosis
Vi khuẩn Bacterial Vaginosis thường vẫn ký sinh ở trong môi trường âm đạo, tuy nhiên nếu có sự thay đổi hormone quá mức sẽ khiến vi khuẩn trong âm đạo bị phát triển quá mức.
Khi mắc bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn Bacterial Vaginosis chị em sẽ thấy khí hư chuyển sang màu kèm theo mùi hôi tanh khó chịu. Viêm âm đạo do loại vi khuẩn này sẽ khiến chị em đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng ối, vỡ màng ối sớm, tăng nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra bị nhẹ cân, viêm màng tử cung,...
2. Viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn
Lậu cầu khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân khiến chị em bị mắc bệnh viêm phụ khoa khá cao đặc biệt là chị em phụ nữ đang mang thai. Bệnh viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn sẽ khiến chị em gặp phải những triệu chứng như nước tiểu đục, khí hư ra nhiều và nặng mùi, đau vùng bụng dưới, đi tiểu rắt...
Viêm âm đạo khi mang thai do lậu cậu sẽ khiến chị em có nguy cơ sinh non, viêm màng ối, vỡ ối, thai bị suy dinh dưỡng nên nhẹ cân, trẻ bị viêm nhiễm trong quá trình sinh thường gây sung huyết, làm giảm thị lực...
3. Viêm âm đạo do nấm Candida
Nấm Candida thực chất là vô hại trong môi trường âm đạo nếu độ pH cân bằng. Tuy nhiên, khi mang thai, sự suy giảm nội tiết tố đột ngột sẽ làm thay đổi độ pH âm đạo và tạo điều kiến cho nấm Candida phát triển.
Chị em sẽ thấy có dấu hiệu ngứa ngáy, nóng rát, đau nhức, kích ứng ở vùng kín thậm chí khó chịu khi đi tiểu. Để điều trị viêm âm đạo khi mang thai do nấm Candida rất dễ dàng nhưng để đảm bảo an toàn bạn vẫn nên đi khám và điều trị tránh nguy cơ trẻ bị sinh non, suy dinh dưỡng, viêm phổi...
Cách điều trị viêm âm đạo khi mang thai hiệu quả
Để điều trị viêm âm đạo khi mang thai hiệu quả bạn nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh viêm âm đạo khi mang thai lại rất dễ nhầm lẫn với căn bệnh phụ khoa khác hoặc những biểu hiện bình thường của thai kỳ. Do đó thăm khám sức khỏe định kỳ được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất.
Sau khi xác định được nguyên nhân gây viêm âm đạo khi mang thai các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp. Thông thường cách chữa trị viêm âm đạo khi mang thai là dùng thuốc tại chỗ hoặc viên đặt phụ khoa.
1. Dùng thuốc chữa viêm âm đạo khi mang thai
Các loại thuốc chữa viêm âm đạo khi mang thai thường là thuốc đặt vùng kín hoặc thuốc bôi tại chỗ. Những loại thuốc này có tác dụng nhanh chóng khoảng từ 7 đến 14 ngày bạn sẽ thấy triệu chứng bệnh được cải thiện.
Nhóm thuốc imidazol: có tác dụng tại chỗ, được chỉ định sử dụng khoảng 1 đến 2 tuần. Trong đó có 2 loại thuốc thường được sử dụng phổ biến gồm:
- Miconazol: Có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu, được đánh giá mang lại hiệu quả tốt và ít gây hại cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Thông thường mẹ bầu sẽ được chỉ định dùng Miconazol đặt âm đạo hàm lượng 100mg hoặc kem bôi âm đạo 2%. Mỗi đợt điều trị thường kéo dài khoảng 1 tuần.
- Clotrimazole: hiệu quả với phụ nữ mang thai ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định kem bôi Clotrimazole 2% sử dụng khoảng 1 tuần. Nếu bị viêm âm đạo tái phát có thể sẽ được điều trị trong vòng 2 tuần.
Nhóm thuốc Fluconazol: Thường được bào chế theo đường uống nên khá tiện lợi, không những thế nhóm thuốc này còn được đánh giá mang đến hiệu quả cao và phù hợp với những mẹ bầu vị viêm âm đạo khi mang thai do nấm.
Nhóm thuốc Vageston: nhóm thuốc này có thành phần chính là hormone progesterone nên rất an toàn. Không những thế, nó còn có tác dụng hạn chế những cơn gò chuyển dạ.
Việc sử dụng thuốc điều trị viêm âm đạo khi mang thai khá nhạy cảm, do đó chị em không nên tự ý dùng thuốc mà cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
2. Cách chữa viêm âm đạo khi mang thai bằng dân gian
Các phương pháp dân gian cũng được nhiều chị em chọn lựa để chữa viêm âm đạo vì tính an toàn và hiệu quả, đặc biệt với chị em đang mang thai 3 tháng đầu. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian dưới đây:
- Sử dụng lá trầu không: Lá trầu không có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm tốt nên mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch, vò nát lá trầu không rồi cho thêm 1 ít muối và đun sôi với nước. Sử dụng nước này để xông hơi hậu môn và tiến hành vệ sinh vùng kín.
- Dùng lá trà xanh: Lá trà xanh cũng có công dụng tốt trong việc tiêu diệt vi khuẩn có hại và giúp vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh đem rửa sạch rồi đun với nước để xông rửa vùng kín hàng ngày.
- Dùng lá húng quế: Sử dụng lá húng quế được đánh giá là giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại 1 cách hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng 1 nắm lá húng quế rửa sạch rồi đun với 1 lít nước, rồi rửa vùng kín khí nước còn ấm mỗi ngày.
Cách chữa viêm âm đạo khi mang thai bằng các phương pháp dân gian tại nhà được đánh giá mang lại hiệu quả tuy nhiên chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ. Để đảm bảo an toàn bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn lựa chọn cách phù hợp.
Chú ý: không nên áp dụng những cách trên đây với những chị em bị dị ứng với các thành phần của những loại nguyên liệu đã nêu.
Lưu ý điều trị viêm âm đạo khi mang thai
Viêm âm đạo khi mang thai hoàn toàn có thể chữa trị khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn mẹ bầu vẫn nên lựa chọn những bác sĩ chuyên sản phụ khoa uy tín, đồng thời có những biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
- Tuân thủ theo đúng hướng dẫn, chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa về các phương pháp cũng như cách điều trị viêm âm đạo hiệu quả.
- Giảm các nguy cơ gây kích ứng như các loại dung dịch vệ sinh vùng kín hoặc các loại quần lót được làm bằng chất liệu nilong
- Không nên thụt rửa sâu khi vệ sinh âm đạo sẽ làm mất cân bằng môi trường âm đạo đồng thời loại bỏ mất vi khuẩn có lợi.
- Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su, mẹ bầu chú ý không nên quan hệ tình dục khi đang bị viêm âm đạo.
- Luôn giữ vùng kín có được sự cân bằng bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và an toàn. Nên bổ sung sữa chua có chứa thành phần Lactobacillus acidophilus
- Không nên ngâm mình trong bồn tắm có xà phòng hoặc chất tẩy rửa có mùi hương
- Không nên sử dụng vòi xịt vào âm đạo khi đang mang thai
Điều trị viêm âm đạo khi mang thai cần sự phối hợp chặt chẽ của mẹ bầu với các bác sĩ sản phụ khoa. Do vậy bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự phát triển của em bé trong bụng cũng như sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường ở vùng kín.