Đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nam giới [ Giải Đáp nhanh chóng ]
Đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nam giới không phải nam giới nào cũng biết, mặc dù triệu chứng này khiến nam giới khó chịu, lo lắng và sợ hãi. Theo các bác sĩ nam khoa – ngoại tiết niệu đi tiểu ra máu ở nam giới do rất nhiều nguyên nhân gây nên nhất là những dấu hiệu cảnh báo bệnh nam khoa nguy hiểm. Đi tiểu ra máu ở nam giới là bệnh gì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nam giới ?
Theo các bác sĩ chuyên khoa đi tiểu ra máu là tình trạng trong nước tiểu có một số lượng hồng cầu bất thường. Người bệnh có thể thấy máu ở trong nước tiểu bằng mắt thường hoặc qua kiểm tra, xét nghiệm. Vậy đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nam giới?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nam giới bị đi tiểu ra máu, đó có thể là do vi khuẩn xâm nhập qua đường tiết niệu gây viêm nhiễm ở niệu đạo, bàng quang, thận… hoặc cũng có thể do nam giới sử dụng một số các loại thực phẩm có màu đỏ. Một số những bệnh lý khiến nam giới bị đi tiểu ra máu có thể kể đến như:
1. Bệnh ung thư
Đây là căn bệnh gây tiểu ra máu nguy hiểm và khó điều trị. Nam giới có thể bị ung thư thận, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt. Mỗi loại ung thư lại có những triệu chứng khác nhau.
Nếu nam giới bị đi tiểu ra máu đột ngột mà không đau có thể là ung thư bàng quang. Nếu nước tiểu ra máu ít, đứt quãng, bỏng rát khi đi tiểu có thể là dấu hiệu tuyến tiền liệt… Tùy từng bệnh lý mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp do đó người bệnh nên khám bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân gây bệnh.
2. Phì đại tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt gần với bàng quang, do đó khi tuyến tiền liệt có triệu chứng bất thường người bệnh sẽ thấy có triệu chứng bất thường ở đường tiểu. Nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt có thể do chế độ dinh dưỡng, môi trường không lành mạnh, căng thẳng, nội tiết tố nam giới bị thay đổi, quan hệ tình dục không lành mạnh hoặc thủ dâm nhiều.
Khi bị phì đại tuyến tiền liệt người bệnh sẽ thấy có triệu chứng bị đi tiểu ra máu, nước tiểu ngắt quãng, tia nước không bắn ra mạnh, tiểu són, tiểu khó, mỗi lần đi tiểu thấy bứt rứt khó chịu.
3. Bệnh thận
Bệnh thận là một trong những căn bệnh phổ biến gây tiểu ra máu ở nam giới. Bệnh thường gặp nhất là sỏi thận, nguyên nhân là do sau một thời gian gắng sức, làm việc nặng, uống nước suối khoáng. Ngoài ra người bệnh còn có nguy cơ bị lao thận do tổn thương viêm bàng quang kết hợp, thận đa nang, viêm cầu thận cấp, nhồi máu thận, chấn thương…
Người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng đau vùng hố chậu và đau thắt lưng, bất thường khi bị đi tiểu, đi tiểu buốt, tiểu rắt…
4. Bệnh ở bàng quang
Tiểu ra máu là bệnh gì ở nam giới có thể là dấu hiệu của các bệnh ở bàng quang tiêu biểu là bệnh sỏi bàng quang. Đây là tình trạng xuất hiện những mảnh khoáng chất cứng ở bàng quang không được đào thải ra ngoài.
Người bệnh khi mắc bệnh ở bàng quang đặc biệt là sỏi bàng quang sẽ thấy có các triệu chứng như: đi tiểu buốt, tiểu khó, tiểu rắt tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, nước tiểu có màu sẫm, đau hoặc khó chịu ở dương vật.
5. Bệnh ở niệu đạo
Điển hình là bệnh viêm niệu đạo, một trong những căn bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào lỗ niệu đạo. Đối tượng thường mắc phải là những người có quan hệ tình dục không an toàn và vệ sinh cá nhân không sạch sẽ.
Người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng khó chịu khi bị các bệnh ở niệu đạo như: đi tiểu buốt, nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần, tiểu ngắt quãng, tiểu rắt, đi tiểu ra máu hoặc xuất tinh ra máu, tiết dịch nhầy bất thường, ngứa và sưng ở niệu đạo.
Ngoài những căn bệnh phổ biến trên đây tình trạng đi tiểu ra máu ở nam giới có thể do các bệnh máu ác tính như: bạch cầu cấp và mạn tính, chảy máu khó đông, sử dụng thuốc chống đông…
Cách xác định đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nam giới?
Bên cạnh thắc mắc đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nam giới, rất nhiều người bệnh không biết về những biến chứng nguy hiểm khi gặp phải triệu chứng này. Do đó thăm khám để tìm ra nguyên nhân đi tiểu ra máu ở nam giới là rất cần thiết. Đi tiểu ra máu ở nam giới thường được chia thành 3 loại:
- Tiểu ra máu đại thể: Dễ dàng nhìn thấy màu đỏ bằng mắt thường trong nước tiểu, thậm chí nặng hơn có thể thấy dây máu hoặc cục máu đông ra theo nước tiểu.
- Tiểu ra máu vi thể: Hồng cầu trong nước tiểu ít, chỉ có thể nhìn bằng kính hiển vi mà không thể làm nước tiểu đổi màu
Các bác sĩ sẽ hỏi những triệu chứng mà người bệnh gặp phải như: thời gian mắc, triệu chứng kèm theo, thói quen sinh hoạt, sử dụng thực phẩm màu đỏ hay không, dùng thuốc gì, tiền sử bệnh…
Thông qua quá trình thăm khám và xét nghiệm các bác sĩ sẽ tìm ra căn bệnh gây nên tình trạng tiểu ra máu ở nam giới. Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm lấy mẫu nước tiểu để chẩn đoán bệnh.
- Tiểu ra máu đầu dòng là do tổn thương ở niệu đạo
- Tiểu ra máu cuối dòng có thể do ở bàng quang
- Tiểu ra máu ở cả 3 dòng có thể do niệu quản, thận
Sau khi có kết quả thăm khám các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị phù hợp với tình trạng.
Cách chữa tiểu ra máu ở nam giới hiệu quả, triệt để
Sau khi xác định đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nam giới các bác sĩ sẽ xác định phác đồ điều trị bệnh hiệu quả. Nếu nam giới mắc bệnh do nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở mức độ nhẹ các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc gồm thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt để điều trị tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Nếu bệnh nặng có thể áp dụng các phương pháp ngoại khoa.
Nếu bạn mắc các bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang gây đi tiểu ra máu cần uống nhiều nước và hoạt động để đẩy sỏi ra ngoài. Trường hợp nặng hơn phải sử dụng các kỹ thuật xâm lấn, phẫu thuật đánh tan sỏi thành các mảnh nhỏ và tiêu tan sỏi.
Nếu mắc các bệnh ung thư như: ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt gây đi tiểu ra máu cần tiến hành phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư và hóa trị, cắt bỏ tuyến hoặc điều trị bằng nội tiết.
Bên cạnh đó người bệnh cần chú ý không nên nhịn tiểu, ăn nhiều hoa quả trái cây, hạn chế ăn nhiều thực phẩm protein, uống nhiều nước mỗi ngày….
Trên đây là một số thông tin giải đáp về thắc mắc đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nam giới. Hy vọng với những thông tin này người bệnh có thể phần nào xác định triệu chứng mình mắc phải là bệnh gì, nếu còn thắc mắc về các bệnh nam khoa, tiết niệu bạn hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.