[ Tổng hợp ] 5+ dấu hiệu nấm candida ở miệng dễ nhận biết nhất
Dấu hiệu nấm Candida ở miệng là dạng nhiễm trùng xuất hiện tổn thương màu trắng kem trong khoang miệng. Khi nhiễm nấm Candida trong miệng, bệnh nhân nhai nuốt thức ăn khó khăn, thậm chí đau và chảy máu khi bị ma sát mạnh. Muốn biết phương pháp điều trị nấm Candida hiệu quả, tham khảo bài viết dưới đây.
Đi tìm nguyên nhân gây nấm Candida trong miệng
Trước khi làm rõ các dấu hiệu nấm Candida ở miệng, bệnh nhân cần biết nấm Candida ở miệng là tình trạng nhiễm trùng tại một hay nhiều vị trí trong khoang miệng do nấm Candida gây ra. Loại nấm này có tốc độ phát triển mạnh mẽ và làm suy giảm sức đề kháng của bệnh nhân. Khi tấn công vào miệng, nấm Candida hình thành các mảng tổn thương màu trắng.
Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị nấm Candida ở miệng. Không kiểm soát tốt, nấm Candida phát triển mạnh mẽ và lan xuống đường ruột, cơ thể bệnh nhân chịu ảnh hưởng nặng nề.
Các nguyên nhân thông thường gây nhiễm nấm Candida ở miệng:
- Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng liều cao thuốc corticosteroid hoặc thuốc kháng sinh trong thời gian dài, tạo điều kiện cho vi nấm phát triển.
- Hệ miễn dịch suy giảm: Bệnh nhân thường xuyên ốm yếu, sức đề kháng giảm, từ đó nấm Candida có cơ hội tấn công gây nhiễm trùng miệng.
- Hút thuốc lá: Chất độc trong khói thuốc tăng nguy cơ ung thư và nguy cơ nấm miệng.
- Vệ sinh răng miệng kém: Không đánh răng thường xuyên tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm sinh sôi phát triển.
- Gắn răng giả: Nấm Candida ở miệng cũng tác động, tấn công những người đeo răng giả
Các nguyên nhân bệnh lý gây ra dấu hiệu nấm Candida ở miệng:
- Nấm Candida âm đạo: Người phụ nữ bị nấm Candida âm đạo nếu quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn, rất dễ lây bệnh sang bạn tình. Nếu lúc này người phụ nữ quan hệ đường miệng, thì nguy cơ nấm Candida ở miệng rất cao.
- Nhiễm HIV/AIDS: Virus HIV khiến khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, tăng nguy cơ nấm Candida ở miệng.
- Bệnh tiểu đường: Khi mắc bệnh tiểu đường, hàm lượng đường trong nước bọt cao. Đây là môi trường lý tưởng cho nấm Candida sinh sôi, phát triển.
- Bệnh ung thư: Bệnh ung thư cần xạ trị, hóa trị,... những phương pháp này khiến hệ miễn dịch suy giảm, tăng nguy cơ nấm Candida ở miệng sinh sôi, phát triển.
Triệu chứng nhận biết nấm Candida miệng
Thực tế, dấu hiệu nấm Candida ở miệng dễ nhận biết. Vì khi mới tấn công khoang miệng, nấm Candida đã phát triển ồ ạt. Trong đó, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng tùy thuộc nguyên nhân, thời điểm phát bệnh. Cụ thể:
- Xuất hiện mảng trắng kem trong khoang miệng, lưỡi, hai bên má, vòm miệng, lợi, thậm chí amidan.
- Khu vực nấm Candida tấn công bị viêm đỏ, chảy máu khi ăn đồ ăn cứng
- Người bệnh có cảm giác đau nhức, khó chịu ở miệng
- Biểu hiện nấm miệng là nhai nuốt thức ăn khó khăn
- Xuất hiện triệu chứng nứt đỏ ở khoang miệng, thường gặp ở bệnh nhân đeo răng giả
- Bệnh nhân có cảm giác ngậm bông ở miệng
- Chán ăn, ăn không ngon, mất vị giác
Không chỉ người lớn, trẻ sơ sinh cũng có thể bị nấm Candida do lây từ mẹ qua đường sinh thường. Cha mẹ cần theo dõi trẻ sơ sinh, nếu trẻ quấy khóc, bỏ bú,... đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay.
Nếu trẻ sơ sinh nhiễm bệnh, mầm bệnh từ miệng bé sẽ lây nhiễm đến bầu ngực của mẹ lúc bé bú. Nấm Candida khiến vú mẹ tổn thương, xuất hiện triệu chứng: Ngứa, nứt, sưng đỏ núm vú, đau vú, da quanh núm vú bong tróc,...
Biến chứng của bệnh nấm Candida ở miệng
Sau khi đã nắm rõ các dấu hiệu nấm Candida ở miệng, người bệnh cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bệnh nấm Candida ở miệng không được chữa sớm, áp dụng đúng phương pháp, nguy cơ:
- Nấm Candida ở miệng hoặc ở thực quản có thể là triệu chứng của bệnh HIV
- Sự phát triển của nấm Candida ở miệng không được kiểm soát sẽ lây nhiễm xuống ruột, ảnh hưởng hệ tiêu hóa và sự hấp thu dưỡng chất
- Nấm Candida lây truyền đến các bộ phận khác của cơ thể, tăng nguy cơ ung thư, hệ miễn dịch suy yếu, suy gan, viêm phổi,...
Các phương pháp điều trị nấm Candida miệng
Có thể nói, dấu hiệu nấm Candida ở miệng nếu không điều trị đến nơi đến chốn, khả năng tái phát rất cao. Để loại bỏ cảm giác đau rát, khó chịu ở miệng, bệnh nhân hãy tham khảo một số phương pháp sau:
1. Thuốc trị nấm Candida miệng bằng tây y
Sử dụng thuốc tây y hỗ trợ điều trị nấm Candida là phương pháp phổ biến hiện nay. Tùy thuộc từng đối tượng nhiễm nấm Candida mà bệnh nhân áp dụng phương pháp phù hợp:
- Đối với trẻ sơ sinh: Sử dụng thuốc kháng nấm nhẹ, kem chống nấm vùng vú cho mẹ,...
- Đối với người lớn hệ miễn dịch yếu: Sử dụng thuốc kháng nấm dạng viên ngậm hoặc viên nén,...
- Đối với người lớn khỏe mạnh và trẻ em: Có thể uống chất kháng viêm, chống nấm,...
Khuyến cáo: Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng nấm Candida nào, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định bác sĩ về liều lượng. Tuyệt đối không tự ý tăng – giảm liều lượng hoặc ngưng thuốc khi chưa hết liệu trình. Điều này có thể dẫn tới tác dụng phụ: Viêm loét dạ dày – ruột, kháng thuốc, nhờn thuốc, hại gan, hại thận,...
2. Nhiễm nấm Candida miệng-họng điều trị bằng mẹo dân gian
Khi phát hiện những dấu hiệu nấm Candida ở miệng đầu tiên, rất nhiều bệnh nhân thường quan tâm đến cách điều trị bằng mẹo dân gian. Phương pháp này khá lành tính, nguyên liệu dễ tìm kiếm, chi phí rẻ,...
- Rau ngót: Lấy 10g rau ngót rửa sạch, giã nhỏ lấy nước cốt. Dùng băng gạc thấm nước rau ngót và lau sạch miệng cho trẻ.
- Trà xanh: Thảo dược này giúp kháng viêm, chống oxy hóa cao,... Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm lá trà xanh, vò nát, đun với 100ml nước, thêm 1 – 2 thìa muối. Sau đó tắt bếp và để nước ấm thì thấm nhẹ khăn mặt lên bề mặt nấm Candida.
- Nước muối sinh lý: Súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng và vệ sinh lưỡi 2 – 3 lần/ngày
Khuyến cáo: Mẹo dân gian chữa nấm Candida ở miệng chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh mức độ nhẹ, không có tác dụng trị dứt điểm nấm Candida. Đây là phương pháp truyền miệng, chưa được kiểm chứng khoa học nên người bệnh cân nhắc trước khi sử dụng.
3. Thuốc đông y chữa nấm Candida ở miệng
Đối với các dấu hiệu nấm Candida ở miệng ngoài việc điều trị bằng thuốc tây y, mẹo dân gian,... người bệnh còn quan tâm đến những bài thuốc đông y gia truyền. Ưu điểm của những bài thuốc đông y là sát khuẩn nướu, làm sạch khoang miệng, khắc phục hôi miệng,...
- Bài thuốc 1. Nguyên liệu gồm cây dương xỉ, vỏ xoài, hoàng liên, cây gai tỵ. Cách thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, đun với 500ml nước đến khi thuốc cạn còn ½. Sau đó mỗi lần đánh răng xong súc miệng.
- Bài thuốc 2: Nguyên liệu gồm bạc hà, xạ hương, lá trầu không, lá chè xanh, hương nhu, quế. Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, đun với 1 lít nước trong 20 phút. Dùng nước này súc miệng sau khi đánh răng xong.
Khuyến cáo: Tương tự như mẹo dân gian, bài thuốc đông y trị nấm Candida chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng. Các bài thuốc đông y cho hiệu quả chậm đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân. Trường hợp áp dụng những phương pháp nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở uy tín để được chỉ định liệu pháp phù hợp và hiệu quả.
Xem thêm : [ Review ] 5+ cách dùng giấm tạo trị nấm Candida hiệu quả và an toàn hiện nay
Cách phòng ngừa nấm Candida ở miệng
Đối với các dấu hiệu nấm Candida ở miệng nếu phát hiện sớm thì việc điều trị nhanh chóng, hạn chế biến chứng nguy hiểm. Ngược lại phát hiện muộn, nguy cơ đe dọa sức khỏe rất cao. Vì vậy, để phòng ngừa nấm Candida hiệu quả, người bệnh cần chú ý các điều dưới đây:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày
- Thay bàn chải đánh răng 4 tháng/lần để ngăn ngừa nấm Candida. Tuyệt đối không dùng chung bàn chải với người khác.
- Hạn chế thuốc xịt hoặc nước súc miệng thì thành phần của thuốc gây mất cân bằng hệ vi sinh trong miệng.
- Súc miệng với nước muối ấm pha loãng hàng ngày
- Uống nhiều nước mỗi ngày, không để miệng bị khô
- Rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục thể thao, hạn chế đường và món ngọt
- Nếu đang hút thuốc lá, hãy cai thuốc
Bài viết đã giải đáp dấu hiệu nấm Candida ở miệng và phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả. Nếu còn câu hỏi nào thắc mắc về nấm Candida, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí.