Đau bụng dưới ở phụ nữ : Nguyên nhân, triệu cứng và cách điều trị hiệu quả
Đau bụng dưới ở phụ nữ là hiện tượng nhiều chị em gặp phải. Có thể cảnh báo bệnh ở cơ quan sinh dục, đường tiết niệu. Chị em muốn biết đau bụng dưới là bệnh gì, cách khắc phục như thế nào cho hiệu quả? Tham khảo nội dung bài viết dưới đây được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ CKI Sản phụ khoa Giao Thị Kim Vân – Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng.
Triệu chứng đi kèm đau bụng dưới ở nữ giới
Trên thực tế, tình trạng đau bụng dưới ở phụ nữ do bệnh lý hay do sinh lý thường dễ bị nhầm lẫn. Muốn nhận biết hiện tượng này khi nào là bất thường, cần căn cứ vào những triệu chứng dưới đây:
- Đau bụng dưới rốn, quanh háng, lan ra vùng lưng
- Cơn đau âm ỉ kéo dài, bụng quặn thắt từng cơn
- Chị em buồn nôn, chóng mặt
- Dịch âm đạo ra nhiều, có lẫn máu hoặc mủ
- Xuất huyết bất thường ngoài kỳ kinh
- Tiểu khó khăn, tiểu buốt, nước tiểu có mùi hôi
- Đau rát khi quan hệ tình dục, ra máu trong hoặc sau quan hệ
Trên thực tế, những triệu chứng này không rõ ràng hoặc tăng dần theo thời gian. Do đó, phái đẹp tuyệt đối không chủ quan bỏ qua, chủ động phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Bị đau bụng dưới ở nữ nguyên nhân do đâu?
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới ở phụ nữ. Phái đẹp cần phân biệt đâu là cơn đau do sinh lý, lúc nào do bệnh lý gây ra. Từ đó có phương án khắc phục triệt để. Cụ thể:
1. Đau bụng dưới do chu kỳ kinh nguyệt
Gần đến chu kỳ kinh nguyệt, khoảng trước 1 – 2 ngày, chị em thấy vài triệu chứng báo hiệu kỳ kinh sắp đến: Đau râm ran bụng dưới, âm đạo tiết nhiều khí hư, mặt nổi mụn, ngực căng tức, đau lưng,...
2. Đau bụng dưới gần mu – Lạc nội mạc tử cung
Bệnh hình thành do các mô trong tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung. Các triệu chứng điển hình: Đau bụng dưới, đau vùng chậu mãn tính,... Nếu không sớm điều trị, nguy cơ vô sinh – hiếm muộn rất cao.
3. Đau bụng dưới ở phụ nữ - Mang thai ngoài tử cung
Là tình trạng phôi thai hình thành và phát triển ngoài tử cung, tại ống dẫn trứng, vòi trứng. Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng: Đau nhức vùng chậu, đau âm ỉ bụng dưới, chậm kinh, ra máu âm đạo bất thường, buồn nôn, chóng mặt,...
4. Đi tiểu xong bị đau bụng dưới ở nữ - Bệnh lây qua đường tình dục
Cụ thể là bệnh lậu, nhiễm Chlamydia. Triệu chứng điển hình: Cơn đau bụng dưới, vùng chậu, chảy máu âm đạo, ra nhiều khí hư bất thường, khí hư có mùi hôi, khó khăn khi tiểu, tiểu buốt, tiểu đau rát,...
5. Nữ giới đau bụng dưới do bệnh viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm tại các bộ phận: Vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung. Triệu chứng nhận biết: Đau bụng dưới rốn, sốt, dịch âm đạo bất thường, khí hư có mùi hôi, đau khi quan hệ tình dục, mót tiểu,...
6. Đau bụng dưới ở phụ nữ - U nang buồng trứng
Nguyên nhân gây bệnh là do sự phát triển bất thường của hormone hoặc mô trong buồng trứng. Triệu chứng: Các khối u lớn dần, đau bụng dưới, đau vùng chậu, bụng phình to, tiểu nhiều hơn...
7. Bị đau bụng dưới bên trái – U xơ tử cung
Hầu hết các khối u xơ đều lành tính. Khi hình thành ở tử cung sẽ xuất hiện triệu chứng: Đau bụng dưới, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt,...
Trên đây là 7 tác nhân chủ yếu được liệt kê. Chị em muốn biết chính xác nguyên nhân đau bụng dưới, tốt nhất đi thăm khám bác sĩ để được kiểm tra, siêu âm, làm xét nghiệm,... Từ đó có biện pháp chữa trị thích hợp, đảm bảo an toàn, tránh biến chứng nguy hiểm.
Cách điều trị đau bụng dưới ở phụ nữ
Các chuyên gia khuyến cáo, đối với tình trạng đau bụng dưới ở phụ nữ không khó để điều trị dứt điểm. Điều quan trọng, chị em chủ động thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, nguy cơ triệu chứng diễn biến phức tạp, việc chữa trị khó khăn.
1. Cách giảm đau bụng dưới ở nữ tại nhà
Nếu các cơn đau bụng dưới ở mức nhẹ, đau âm ỉ do sắp tới chu kỳ kinh nguyệt,... Chị em có thể cải thiện bằng một số giải pháp tại nhà. Cụ thể là thư giãn, nằm nghỉ ngơi nghe nhạc, chườm ấm, tắm nước ấm,...
Nghỉ ngơi tại chỗ
Nếu chuẩn bị đến kỳ kinh, triệu chứng đau bụng dưới có xu hướng nặng thêm nếu chị em vận động mạnh, di chuyển quá nhiều,... Tốt nhất nên nghỉ ngơi tại chỗ.
- Khi nằm để thoải mái, có thể kê thêm gối mỏng ở dưới thắt lưng.
- Tránh nằm đệm quá mềm ảnh hưởng tới cột sống, khiến tình trạng đau nhiều hơn
Chườm ấm khi đau bụng dưới ở phụ nữ
Nhiệt độ ấm từ túi chườm tạo cảm giác thư giãn, kích thích tuần hoàn máu, giảm đau hiệu quả.
Cách thực hiện: Dùng túi chườm có nhiệt độ phù hợp, áp trực tiếp lên khu vự đau 15 – 20 phút.
Massage, thư giãn
Massage giúp thư giãn hệ thống gân sốt, giảm đau bụng dưới, kích thích quá trình lưu thông máu,...
Cách thực hiện: Xoa 2 bàn tay vào nhau cho nóng. Sau đó xoa bóp lên vị trí đau theo chuyển động tròn. Dùng lực tay nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng da và mô mềm.
Khuyến cáo: Giải pháp tại nhà chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng đau do nguyên nhân sinh lý, chị em tới ngày “đèn đỏ”. Trường hợp xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, viêm nhiễm phụ khoa, giải pháp này không có tác dụng. Cần đi khám bác sĩ để được chỉ định liệu pháp phù hợp.
2. Phương pháp điều trị đau bụng dưới ở phụ nữ hiệu quả
Như đã nói lại nhiều lần, trường hợp đau bụng dưới liên quan tới bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Tốt nhất chị em cần đi thăm khám, kiểm tra bác sĩ chuyên khoa tại địa chỉ y tế uy tín, chất lượng. Nếu đang ở Hà Nội, chị em nhanh chóng tới Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Bác sĩ của phòng khám tiến hành kiểm tra lâm sàng, thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng. Từ đó xác định cụ thể bệnh lý liên quan. Chỉ định phác đồ chữa đặc hiệu riêng biệt.
Đối với nguyên nhân đau bụng dưới do viêm nhiễm phụ khoa, bác sĩ chỉ định: Đông – tây y kết hợp công nghệ ánh sáng sinh học.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội, khắc phục hoàn toàn nhược điểm của thủ thuật truyền thống:
- Hỗ trợ tiêu diệt tận gốc mầm bệnh gây hại
- Không ảnh hưởng sức khỏe sinh sản
- Hạn chế nguy cơ bệnh tái phát lại. Từ đó giảm được biến chứng đau bụng dưới ở phụ nữ nặng thêm
- Đặc biệt, thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, thanh lọc, tiêu viêm, thải độc gan, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y,...
Ngoài ra, bệnh nhân cần nghiêm túc tuân thủ đúng chỉ định bác sĩ chuyên khoa. Thường xuyên tái khám để theo dõi tình trạng bệnh, kiểm soát tốt sức khỏe sinh sản.
Không chỉ có phương pháp điều trị hiệu quả, phòng khám còn hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, có tâm với nghề. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng khang trang, cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị kỹ thuật tân tiến, thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng theo định kỳ,... Đặc biệt, chi phí điều trị triệu chứng đau bụng dưới nói riêng, bệnh phụ khoa nói chung công khai, minh bạch.
Có thể nói, tình trạng đau bụng dưới ở phụ nữ có liên quan tới nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Tốt nhất chị em nên theo dõi cơ sở, chủ động thăm khám khi cần thiết. Tuyệt đối không chủ quan để tránh nguy hại cho sức khỏe, đe dọa thiên chức làm mẹ. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được bác sĩ giải đáp miễn phí.