[ Giải Đáp ] Đái rắt (tiểu rắt) là bệnh gì, có chữa được không ?
Đái rắt hay còn được gọi là tiểu rắt, là tình trạng người bệnh thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong ngày, tuy nhiên lượng nước tiểu mỗi lần đi không nhiều chỉ vài giọt hoặc không có giọt nào. Tình trạng này có thể gặp ở mọi đối tượng kể cả nam giới, nữ giới. Vậy đi tiểu rắt là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa nào hiệu quả.
Đái rắt ( Tiểu rắt ) là gì?
Đái rắt, tiểu rắt, tiểu són là những từ chỉ tình trạng rối loạn tiểu tiện ở người bệnh khiến người bệnh bị đi tiểu nhiều lần không phân biệt ngày, đêm. Đây là tình trạng bất thường cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Vì đa phần ở những người bình thường bàng quang luôn có thể dự trữ một lượng nước tiểu nhất định và chỉ đi tiểu khoảng 4 đến 8 lần 1 ngày, nếu đi nhiều hơn thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
Hơn nữa tình trạng đi tiểu nhiều thường rất ít, nhỏ giọt thậm chí không thể đi đẩy nước tiểu ra ngoài. Ngoài ra, người bệnh còn thấy có kèm theo các triệu chứng như: tiểu ra mủ, tiểu ra máu, tiểu buốt…
Nguyên nhân gây tiểu rắt ( Đái rắt ) ở mọi đối tượng
Bình thường, đi tiểu là điều hết sức quan trọng và cần thiết khi nước đầy bàng quang (khoảng 250 đến 300ml nước) lúc này sẽ có phản xạ để bàng quang co bóp mở thắt cổ bàng quang để đẩy nước tiểu ra ngoài. Khi có bất cứ những tổn thương nào ở bàng quang, niệu đạo đều có thể gây đái rắt.
Do mắc các bệnh lý :
Đây là nguyên nhân phổ biến ở những trường hợp bị đi tiểu rắt. Bạn có thể mắc các bệnh lý liên quan đến trực tràng như: viêm trực tràng, ung thư trực tràng… hoặc do mắc các bệnh đường tiết niệu như: viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo…
Tình trạng này còn do bạn mắc các bệnh liên quan đến việc quan hệ tình dục không an toàn nhất là lậu và giang mai. Nam giới và nữ giới ở trong độ tuổi sinh sản có thể mắc các căn bệnh cơ quan sinh dục…
Ngoài ra một số các trường hợp mắc các bệnh lý như tiểu đường, mang thai, đột quỵ cũng có thể mắc bệnh đái rắt.
Nguyên nhân chủ quan :
Ngoài những nguyên nhân bệnh lý nêu trên, tình trạng đi tiểu buốt cũng có thể là do những nguyên nhân chủ quan. Đa phần những trường hợp này đều xuất phát từ những thói quen trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
- Do tập thể dục, thể thao quá sức khiến chức năng bài tiết của cơ thể bị ảnh hưởng.
- Thường xuyên mặc quần bó sát và chật chội, điều này sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển và tạo điều kiện cho nấm mốc phát triểm
- Quan hệ tình dục thô bạo khiến âm đạo hoặc dương vật bị tổn thương, điều này ảnh hưởng đến quá trình tiểu tiện ở cả nam giới và nữ giới.
- Uống nhiều các loại thực phẩm có chứa chất kích thích như: trà, cà phê, nước ngọt….
- Do ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất béo khiến cơ thể bị béo phì, bàng quang bị chèn ép.
- Do tác dụng phụ của một số các loại thuốc
Ngoài những nguyên nhân nói trên, tình trạng đi tiểu rắt có thể là dấu hiệu của tình trạng tổn thương ở trực tràng hoặc do mắc u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư thân tử cung, viêm phần phụ sinh dục.
Dấu hiệu đái rắt ( Tiểu rắt ) cần lưu ý
Tình trạng đi đái rắt cần được nhận biết chính xác triệu chứng. Để biết chắc chắn có bị đi tiểu rắt hay không bạn có thể dựa vào những triệu chứng sau:
- Tiểu nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đi tiểu thường rất ít, đặc biệt phải tiểu nhiều vào ban đêm, thậm chí ban đêm có thể đi tiểu lên tới 10-20 lần/ngày, đêm.
- Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu đột ngột và khó trì hoãn lại, nhiều khi không kìm giữ được dẫn đến chứng tiểu són.
- Đau ở vùng bụng dưới, bàng quang luôn căng tức và đau vùng lưng, hông, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.
- Nước tiểu thay đổi màu sắc màu đục, tiểu ra máu, tiểu buốt, sủi bọt.
- Lượng nước tiểu ít, thậm chí nhỏ giọt hoặc không ra giọt nào
Khi thấy bất cứ triệu chứng nào bất thường khi bị tiểu rắt người bệnh cần sớm được thăm khám và điều trị sớm.
Bị đi đái rắt ( Tiểu rắt ) có nguy hiểm không?
Đái rắt thực chất không phải là bệnh mà là triệu chứng cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm, chính vì thấy khi thấy triệu chứng này bạn cần sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán về tình trạng bệnh của mình.
Không những thế, triệu chứng này còn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
Tiểu rắt ảnh hưởng lớn tới đời sống tình dục, nó làm giảm ham muốn, gây đau đớn khi sinh hoạt vợ chồng, giảm hưng phấn
Bị rối loạn giấc ngủ vì thường xuyên phải thức dậy vào giữa vào ban đêm để đi tiểu. Điều này đặc biệt khó chịu với những người cao tuổi, bị cao huyết áp còn gây nên nhiều phiền toái.
Nếu tình trạng tiểu rắt thường xuyên diễn ra có thể khiến người bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt vì bạn sẽ phải thường xuyên đi tiểu, khó tập trung được vào công việc.
Cách chữa đái rắt ( Tiểu rắt ) hiệu quả
Triệu chứng đái rắt gây nên nhiều phiền toái ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Do đó khi thấy triệu chứng này bạn nên sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị bệnh hiệu quả.
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám bằng cách: Xét nghiệm nước tiểu, áp lực đồ bàng quang (cystometry), nội soi bàng quang, xét nghiệm thần kinh, siêu âm. Thông qua quá trình thăm khám các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng nguyên nhân gây bệnh.
- Do cơ sàn chậu không đàn hồi: Tạo thói quen cho bàng quang và không gây rò rỉ bất ngờ khi xây dựng lịch đi vệ sinh đều đặn.
- Do uống trà và uống các chất kích thích nên uống nước lọc sau khi uống trà và cà phê
- Do tác dụng phụ của thuốc bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kiểm tra tác dụng phụ của thuốc hoặc tham khảo ý kiến các bác sĩ.
- Do nhiễm trùng đường tiểu: Bạn cần được xét nghiệm nếu nghi ngờ nhiễm UTIs để có cách thức điều trị phù hợp
- Do sỏi bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, u xơ cổ tử cung thì có thể sẽ phải tiến hành điều trị phẫu thuật
- Nếu do viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến có thể sẽ phải dùng thuốc kháng sinh
- Nếu do mắc các bệnh lây qua đường tình dục cần phác đồ điều trị riêng
Bên cạnh quá trình điều trị của bác sĩ người bệnh cần chú ý những thói quen để hạn chế tình trạng tiểu rắt bằng cách: mắc quần áo rộng rãi, thoải mái, không nên uống nhiều nước vào buổi tối, tránh uống các loại nước có chứa chất kích thích, không nên tập thể dục thể thao vào buổi tối, không ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đặt ra những khoảng đi vệ sinh phù hợp.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng đái rắt. Hy vọng với những thông tin này người bệnh sẽ có thông tin và các biện pháp khắc phục tiểu rắt. Tuy nhiên, những thông tin này không thay thế việc điều trị của bác sĩ. Hãy tư vấn các bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.