Lý giải nguyên nhân chưa đến tháng mà bị ra máu và 3 cách khắc phục bạn cần nắm rõ

Mục lục chính [Ẩn]

    Chưa đến tháng mà bị ra máu khiến chị em lo lắng, không biết vùng kín có đang mắc bệnh gì không, có nguy hiểm không. Vùng kín ra máu dù chưa đến tháng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung, nguy hiểm hơn là các bệnh viêm nhiễm phụ khoa đe dọa đến khả năng sinh sản. Vậy hiện tượng chưa đến kỳ kinh mà bị ra máu là bị gì và có nguy hiểm không sẽ được bác sĩ chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.

    Chưa đến tháng mà bị ra máu nguyên nhân do đâu ?

    Thông thường, chảy máu vùng kín xảy ra khi tới chu kỳ kinh nguyệt hoặc quan hệ lần đầu và đây là hiện tượng sinh lý bình thường của phụ nữ. Tuy nhiên, nếu chưa đến tháng mà bị ra máu là hiện tượng bất thường, cảnh báo các vấn đề tại vùng kín chị em cần hết sức chú ý.

    1. Ra máu trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày - Do rối loạn kinh nguyệt

    Rối loạn kinh nguyệt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chưa đến tháng nhưng bị ra máu. Một số yếu tố gia tăng nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt phải kể đến mất cân bằng nội tiết tố, tâm lý căng thẳng, tiền mãn kinh, cân nặng, bệnh lý…

    2. Chưa đến ngày kinh mà bị ra máu nâu - Thai ngoài tử cung

    Chưa đến tháng mà bị ra máu nâu hoặc đỏ, trước đó chị em thử que 2 vạch thì cần hết sức cảnh giác thai ngoài tử cung. Một số triệu chứng cảnh báo còn bao gồm đau bụng dưới dữ dội, dịch tiết màu đỏ, nâu…Đối với trường hợp này, thai phụ cần được cấp cứu và xử lý càng sớm càng tốt, vì nếu để thai càng lớn có thể gây vỡ vị trí thai làm tổ, chảy máu ổ bụng đe dọa đến tính mạng.

    3. Chưa đến kỳ kinh nhưng ra máu hồng - Máu báo thai

    Chị em trước đó có quan hệ không an toàn hay không dùng biện pháp tránh thai mà xuất hiện triệu chứng chưa đến tháng mà bị ra máu hồng hoặc đỏ hồng nhạt rất có thể là máu báo thai. Để chắc chắn hơn, chị em có thể thử que thử thai hoặc đi thăm khám chuyên khoa để bác sĩ đưa ra kết luận chính xác nhất.

    Ngoài ra, chị em cũng cần phân biệt máu báo thai mà kinh nguyệt, bản chất sự khác nhau là ở lượng máu. Máu báo thai thường xuất hiện thành vệt, lượng máu ít trong khoảng 1-2 ngày. Máu báo thai cũng có màu nhạt hơn, thường là đỏ nhạt hoặc màu hồng.

    4. Chưa đến tháng mà lại ra máu - Do quan hệ tình dục

    Quan hệ tình dục thô bạo, tư thế quá mạnh mẽ có thể trực tiếp gây ra những tổn thương ở vùng kín, niêm mạc âm đạo bị trầy xước dẫn đến chảy máu theo dịch âm đạo được đào thải ra ngoài.

    Những tổn thương này cần được khắc phục ngay để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại tấn công gây viêm nhiễm.

    5. Chưa đến tháng bị ra máu - U nang buồng trứng

    U nang buồng trứng là bệnh lý lành tính, là những khối u lành tính phát trong buồng trứng. Khối u nang này có thể biến mất hoặc lớn dần lên gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, điển hình là hiện tượng bị ra máu khi chưa đến tháng.

    6. Chưa đến tháng nhưng ra máu - Sử dụng biện pháp tránh thai

    Thời gian đầu chị em sử dụng biện pháp tránh thai như thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai hay cấy que tránh thai…có thể khiến cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố giữa progesterone và testosterone, gây tình trạng chảy máu vùng kín màu hồng dù chưa đến chu kỳ kinh nguyệt.

    7. Ra máu trước kỳ kinh nguyệt 15 ngày - Viêm nhiễm phụ khoa

    Hiện tượng chưa đến tháng mà bị ra máu còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa như viêm vùng chậu, đa nang buồng trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng…

    Các bệnh lý này cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để lâu không điều trị có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của chị em nên cần hết sức lưu ý.

    8. Ra máu trước kỳ kinh nguyệt 3 ngày - Dấu hiệu sảy thai

    Hiện tượng chưa đến tháng mà ra máu lượng ít, có cục máu đông kèm theo dịch tiết âm đạo màu nâu, đau bụng dưới âm ỉ, chóng mặt, khó thở…cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện sớm và khắc phục kịp thời.

    Phân biệt máu báo và kinh nguyệt

    Một vài nguyên nhân chưa đến tháng mà bị ra máu là do kinh nguyệt nhưng cũng có 1 vài trường hợp ra máu báo khi mang thai. Bạn cần phải phân biệt, nhận biết hiện tượng này để có cách chăm sóc sức khỏe phù hợp.

    Theo các bác sĩ chuyên sản phụ khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng về bản chất máu báo khác với máu kinh nguyệt ở lượng máu. Khi quan sát kỹ bạn sẽ thấy máu báo thường xuất hiện thành vệt và không nhiều như máu kinh nguyệt.

    Máu báo có màu mờ nhạt hơn hoặc trong máu có vệt nhầy, máu báo thường xuất hiện sau khi thức dậy, tập thể dục hoặc sau khi quan hệ tình dục. Một số trường hợp ra máu khi đi vệ sinh máu kèm màu nâu sậm hoặc đỏ tươi dính trên giấy vệ sinh hoặc quần lót.

    Một số trường hợp ra nhiều máu và lặp lại nhiều lần bạn hãy ghi lại và đến tư vấn các bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

    Xem Thêm : Hết kinh nhưng quan hệ vẫn ra máu nâu là bệnh gì ? Nguy hiểm không ?

    Chưa đến tháng mà bị ra máu nguy hiểm không?

    Hiện tượng chưa đến tháng mà bị ra máu cần được theo dõi kỹ lưỡng, nếu kéo dài từ 1-2 ngày trở lên, có thể là do bệnh lý gây ra cần được điều trị càng sớm càng tốt.

    • Rối loạn kinh nguyệt lâu ngày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý, đời sống sinh hoạt của chị em, bên cạnh đó còn làm giảm khả năng thụ thai ở nữ giới.
    • Các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, giảm tỷ lệ thụ thai và dẫn đến vô sinh hiếm muộn về sau.
    • Rối loạn nội tiết tố gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý, nhan sắc của phụ nữ.

    Chị em cũng cần lưu ý nếu đây là triệu chứng cảnh báo các bệnh phụ khoa như chửa ngoài tử cung, u xơ tử cung, đa nang buồng trứng,...Trong đó nguy hiểm nhất là chửa ngoài tử cung nếu không sớm phát hiện và khắc phục sớm có thể đe dọa đến tính mạng.

    Xem Thêm : Đi tiểu buốt và ra máu ở nữ sau quan hệ là bệnh gì và nguy hiểm không ?

    Phải làm sao khi chưa đến tháng mà bị ra máu?

    Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, khi gặp hiện tượng chưa đến tháng mà bị ra máu, chị em cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời, xác định nguyên nhân và sớm điều trị.

    Các bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp, chỉ định một số xét nghiệm, hạng mục khám cần thiết để đưa ra được kết quả chính xác về nguyên nhân gây bệnh. Từ đó mà tư vấn chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

    Bên cạnh đó, một số biện pháp giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng chưa đến kỳ kinh mà bị ra máu hiệu quả mà chị em có thể tham khảo bao gồm:

    • Dùng sản phẩm hỗ trợ: Chị em nên sử dụng tampon hoặc băng vệ sinh thấm hút giúp kiểm soát lượng máu chảy ra.
    • Nghỉ ngơi khoa học, giảm căng thẳng: Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi có thể gia tăng nguy cơ bị chảy máu trước chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, chị em nên nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế căng thẳng, stress, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.
    • Thay đổi chế độ ăn uống: Hãy xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin và chất xơ, nhất là thực phẩm chứa nhiều sắt để bù lại lượng máu đã mất và duy trì sức khỏe ổn định.
    • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Chị em cần giữ vệ sinh âm đạo sạch sẽ, sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ kháng khuẩn mà không gây mất cân bằng pH, không thụt rửa âm đạo để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
    • Sử dụng nước ấm và nghệ: Chị em có thể dùng nước ấm pha nghệ giúp giảm cơn đau bụng cũng như chảy máu trước kỳ kinh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
    • Thăm khám chuyên khoa: Nếu tình trạng chưa đến tháng mà ra máu vùng kín kéo dài, nhất là khi kèm theo triệu chứng bất thường, chị em nên thăm khám y tế sớm, bác sĩ có thể xác định đúng nguyên nhân và điều trị sớm nhất.

    Trên đây là giải đáp vấn đề chưa đến tháng mà bị ra máu có sao không, khắc phục thế nào giúp chị em tìm ra cách xử lý hiệu quả. Để nhận tư vấn cụ thể hơn hay đặt lịch khám bệnh phụ khoa, vui lòng gọi trực tiếp về số máy hotline 0243.9656.999.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Giao Thị Kim Vân

    Chuyên khoa I Sản Phụ Khoa

    Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội

    Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa

    Sở Trường chuyên môn

    -         Thực hiện khám, tư vấn vàđiều trị các bệnh lý phụ khoa

    -         Tư vấn và điều trị rốiloạn kinh nguyệt

    -         Thực hiện thủ thuật về kếhoạch hóa gia đình

    -         Tư vấn và điều trị cácbệnh xã hội ở nữ giới

    -         Tư vấn điều trị vô sinh –hiếm muộn ở nữ giới.

    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status