[ Tổng hợp ] 7 cách điều trị viêm đường tiết niệu tốt nhất năm 2020
Điều trị viêm đường tiết niệu hiện có rất nhiều phương pháp khác nhau, các phương pháp đều hướng đến việc loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp điều trị nào, thời gian điều trị ra sao bạn nên thăm khám các bác sĩ để được tư vấn và lên phác đồ điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu
Để có phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu là do đâu. Hơn nữa, khi xác định được nguyên nhân sẽ có phương án phòng ngừa giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt.
Theo thống kê của các bác sĩ chuyên khoa bệnh viêm đường tiết niệu do 70 đến 75% trường hợp bị là do bị vi khuẩn E. Coli tấn công. Đây là loại vi khuẩn điển hình sống ở trong đường ruột. Ngoài ra, bệnh còn do một số loại vi khuẩn khác gây nên.
Nguyên nhân khiến người bệnh bị loại vi khuẩn này tấn công có thể kể đến như:
- Do sử dụng các ống thông khi điều trị sỏi hoặc các dị tật bẩm sinh làm tắc nghẽn đường tiểu
- Quan hệ tình dục không an toàn với người đang bị nhiễm bệnh.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ nhất là ở nữ giới có cấu tạo bộ phận sinh dục gần với hậu môn
- Do dị ứng với một số sản phẩm hóa học như: xà phòng tạo bọt, thuốc xịt vệ sinh phụ nữ… có thể gây dị ứng.
- Do dị ứng với các loại thuốc nhất là các loại thuốc hóa trị như cyclophosphamide và ifosfamide
- Do biến chứng của các bệnh khác như: tiểu đường, sỏi thận, u xơ tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt…
- Suy giảm hệ miễn dịch do bệnh tiểu đường hoặc 1 số các bệnh lý khác
- Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh bị thiếu hụt estrogen gây thay đổi đường tiết niệu, làm bạn dễ nhạy cảm với nhiễm trùng hơn.
Để xác định chính xác nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu bạn cần thăm khám các bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả hiện nay
Viêm đường tiết niệu là bệnh có thể gặp phải ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh có nguy cơ tái phát và khó điều trị khi không chữa đúng cách. Tùy từng tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp. Đa số các trường hợp bị viêm đường tiết niệu được chỉ định dùng thuốc kết hợp điều trị tại nhà.
1. Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?
Hiện nay, thuốc kháng sinh chính là loại thuốc được chỉ định dùng để chữa viêm đường tiết niệu phổ biến. Trường hợp bị viêm đường tiết niệu nặng hoặc nhẹ liều dùng và loại thuốc dùng cũng khác nhau.
Doxycycline (Monodox, Vibramycin) :
Đây là một trong những loại thuốc kháng sinh có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu do chlamydia trachomatis và mycoplasma hominis gây ra.
Thuốc được điều chế dạng viên uống hoặc thuốc tiêm. Thuốc uống nên uống ít nhất 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn thuốc tiêm dùng loại thuốc tiêm đường tĩnh mạch. Tùy tình trạng sẽ có liều phù hợp.
Thuốc kháng sinh Trimethoprim :
Đây là một loại thuốc có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, ức chế enzym dihydrofolate- reductase của vi khuẩn. Đồng thời chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu như E. Coli, Proteus, Klebsiella, Enterobacter…
Thuốc cũng có thể dùng dạng viên uống hoặc thuốc tiêm. Tuy nhiên, những trường hợp bị suy gan, suy thận, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lo do thiếu acid folic; quá mẫn cảm với Trimethoprim đều không thể sử dụng thuốc được.
Thuốc Mictasol Bleu :
Đây là loại thuốc được dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và tăng lượng Methemoglobin huyết. Thuốc có tác dụng sát khuẩn nhẹ, giúp tiêu diệt vi khuẩn ở đường tiết niệu. Những thành phần có trong thuốc sẽ ngấm qua thành ruột đi vào máu và được thận bài tiết qua nước tiểu giúp tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ.
Thuốc Mictasol Bleu chỉ có dạng uống, trường hợp nặng cần điều trị dài ngày hơn. Tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ của thuốc gây nên.
Thuốc chữa viêm đường tiết niệu Cephalexin :
Đây là loại kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1. Thuốc Cephalexin có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn do các tác nhân gây bệnh như: Vi khuẩn E. Coli, Proteus mirabilis… gây ra.
Thuốc được chỉ định trong những trường hợp bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng… Thận trọng với những bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin, người có tiền sử sốc phản vệ do penicilin hoặc phản ứng trầm trọng khác qua trung gian globulin miễn dịch IgE.
Lưu ý: Người bệnh không tự ý mua thuốc về dùng, liều dùng và các dùng cần phải tư vấn các bác sĩ chuyên khoa.
Xem Thêm : [ Tổng hợp ] 7 triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nam và nữ giới
2. Tổng hợp 5 cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà
Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà cũng được nhiều người áp dụng vì dễ áp dụng, chi phí thấp. Tuy nhiên không có tác dụng chữa trị triệt để. Người bệnh cần cân nhắc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng
Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô :
Râu ngô từ lâu đã được sử dụng là loại thảo dược chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả trong Đông y. Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, tan sỏi thận, hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, thanh lọc thận.
Cách thực hiện: Bạn chuẩn bị 100g râu ngô tươi, có màu nâu nhung đem rửa sạch và nấu với 100ml nước đun sôi. Đun sôi trong khoảng 10 đến 15 phút ngày uống đều đặn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước bữa ăn khoảng 3 đến 4 giờ
Chữa viêm đường tiết niệu với bông mã đề :
Bông mã đề là loại thuốc Đông y có tính hàn, vị ngọt và khá lành tính. Hơn nữa đây còn là loại nguyên liệu có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và thanh phế nhiệt.
Cách thực hiện: rửa sạch mã đề nguyên rễ rồi đem đun sôi cho thêm kim tiền thảo và chạch lan (mỗi loại khoảng 20g) uống thay nước hàng ngày. Khoảng một tuần sau khi bạn sử dụng sẽ thấy công dụng rõ rệt.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng ngải cứu :
Ngải cứu là loại nguyên liệu có vị đắng, tính ôn, mùi thơm nồng có tác dụng mát gan giải độc, lợi niệu tiêu thũng, thanh nhiệt lợi thấp điều trị các bệnh về niệu đạo, bàng quang, thận.
Cách thực hiện: Lấy 45g ngải cứu, 15g cỏ seo gà, 15g rễ cỏ tranh trộn đều và đun sôi trong 15 đến 20 phút đến khi gần cạn thì chắt nước và hòa với 10g mật ong để uống. Ngày uống 1 thang chia làm 2 lần.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng lá trà xanh :
Thành phần trong lá trà xanh có tính kháng khuẩn, sát khuẩn, lợi tiểu và là tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể dùng lá trà xanh để điều trị viêm đường tiết niệu. Những người bị thiếu máu, dạ dày, tim, cao huyết áp, mất ngủ, suy nhược cơ thể, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên áp dụng.
Cách thực hiện: Dùng lá trà xanh đun với nước sôi và uống hàng ngày thay nước. Để tăng hiệu quả có thể dùng để rửa niệu đạo.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng rau diếp cá :
Rau diếp cá có vị tanh nhưng tính mát có thể sử dụng hỗ trợ điều trị viêm bàng quang, bí tiểu, phì đại tuyến tiền liệt, giải độc, chống viêm nhiễm.
Cách thực hiện: Bạn có thể dùng rau diếp cá để ăn sống hoặc say lấy nước uống hàng ngày. Nếu bạn thấy khó chịu vì mùi tanh của rau diếp các có thể phơi khô để lấy nước uống trong ngày.
Xem Thêm : Viêm niệu đạo nam giới: Nguyên nhân & 2 cách chữa hiệu quả
Những lưu ý khi điều trị viêm đường tiết niệu
Khi điều trị viêm đường tiết niệu bạn nên tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc và cách điều trị viêm đường tiết niệu trên đây chỉ mang tính tham khảo việc điều trị vẫn sẽ do bác sĩ quyết định.
Trong quá trình điều trị người bệnh nên chú ý:
- Không nên dùng những thực cay nóng, chất kích thích
- Nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục
- Không nên sử dụng những loại dung dịch vùng kín có nồng độ mạnh
- Nên chọn những loại quần lót khô thoáng, dễ thấm hút mồ hôi
- Uống nhiều nước mỗi ngày
Việc điều trị viêm đường tiết niệu cần kiên trì và theo chỉ định của bác sĩ. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp người bệnh có thêm thông tin để tham khảo giúp việc chữa bệnh hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn. Mọi thắc mắc hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.