[ TỔNG HỢP ] 5+ cách điều trị dứt điểm bệnh viêm bàng quang nhanh chóng & hiệu quả
Điều trị dứt điểm viêm bàng quang bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ mà các bác sĩ đưa ra trong việc dùng thuốc, kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Bệnh viêm bàng quang rất dễ tái phát, điều trị dai dẳng tốn nhiều thời gian và tiền bạc do đó bạn cần nắm vững các thông tin về cách điều trị bệnh viêm bàng quang trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang là do đâu?
Để điều trị dứt điểm viêm bàng quang trước hết bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là do đâu? Bệnh viêm bàng quang là tình trạng viêm nhiễm ở nơi chứa nước tiểu có thể do vi khuẩn gây nên. Khi mắc viêm bàng quang đa số người bệnh đều cảm thấy đau đớn, khó chịu. Nếu không sớm chữa trị có thể nhiễm trùng ngược dòng, ảnh hưởng đến thận.
Các nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang có thể kể đến như:
- Nhiễm trùng bàng quang do vi khuẩn: vi khuẩn xâm lấn vào đường tiểu qua niệu đạo sẽ gây viêm bàng quang. Đa số người bệnh bị viêm bàng quang do vi khuẩn E. Coli hoặc cũng có thể do các loại vi khuẩn khác như: Proteus mirabilis, Klebsiella, Staphylococcus saprophyticus, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus
- Viêm bàng quang không do nhiễm trùng: có thể xuất phát từ việc sử dụng thuốc, do viêm bức xạ, sử dụng các ống thông tiểu, bị viêm nhiễm do mẫn cảm với những thành phần hóa học như dung dịch vệ sinh, gặp những vấn đề về sức khỏe như đái tháo đường, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt...
Ngoài những nguyên nhân trên đây người bệnh còn có thể bị mắc bệnh viêm bàng quang do quan hệ tình dục, sử dụng các biện pháp tránh thai như màng cao su, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ thời kỳ mãn kinh...
Điều trị dứt điểm viêm bàng quang bằng cách nào hiệu quả
Để điều trị dứt điểm viêm bàng quang hiệu quả cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời điểm phát hiện bệnh, phương pháp điều trị và quá trình chăm sóc tại nhà.
1. Nhận biết sớm dấu hiệu để điều trị
Các dấu hiệu viêm bàng quang có thể sớm được nhận biết vì nó sẽ khiến người bệnh khó chịu, nhất là khi bị viêm bàng quang cấp tính. Người bệnh sẽ thấy có những triệu chứng lâm sàng như:
- Đi tiểu buốt, tiểu ra máu, nước tiểu có mủ xuất hiện ở cuối bãi
- Đau nhẹ ở vùng khớp mu trên bàng quang, mức độ đau ở mỗi người sẽ khác nhau, nếu đau nhiều sẽ lan rộng ra vùng niệu đạo, âm hộ, hết đau sau khi đi tiểu
- Thường xuyên cảm thấy buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày nhất là vào ban đêm, thậm chí có thể đi tiểu không tự chủ, tiểu són.
- Mỗi lần đi tiểu có thể thấy nóng rát nhưng không điển hình
- Mệt mỏi, sốt nhẹ dưới 38 độ C
Nếu bạn thấy có dấu hiệu này thì nên đi khám và điều trị sớm, các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng để đưa ra những chỉ định phù hợp.
Trong đó đặc biệt quan tâm khi xét nghiệm nước tiểu. Kết quả xét nghiệm cho thấy bạch cầu niệu dương tính (≥ 104 bạch cầu/ml), có nhiều bạch cầu đa nhân thoái hóa, nitrit niệu (+), vi khuẩn niệu ≥ 105 vi khuẩn/ml, trong nước tiểu không có protein
Ngoài ra các bác sĩ cũng quan tâm tới kết quả siêu âm, xét nghiệm máu.
2. Phương pháp điều trị dứt điểm viêm bàng quang
Để điều trị viêm bàng quang dứt điểm cần có 1 phác đồ hiệu quả từ các bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay, để điều trị viêm bàng quang thì dùng thuốc kháng sinh được ưu tiên.
Các loại thuốc kháng sinh chữa bệnh viêm bàng quang phổ biến chính là nhóm thuốc nitrofurantoin, trimethoprim-sulfamethoxazole, beta-lactam, quinolon, aminoglycosid.
Thực tế cho thấy việc dùng loại thuốc kháng sinh nào chữa viêm bàng quang hoặc kết hợp với thuốc gì cần căn cứ vào tình trạng của người bệnh. Với những người mắc bệnh nhẹ, ít biến chứng sau khoảng 3 đến 7 ngày dùng thuốc sẽ thấy các triệu chứng thuyên giản. Với những trường hợp mắc bệnh viêm bàng quang nặng, phụ nữ mang thai thì thời gian để triệu chứng thuyên giảm phải mất từ 1 tuần đến 10 ngày.
Trong trường hợp người bệnh bị viêm bàng quang do vi khuẩn tấn công khi quan hệ tình dục không an toàn thì nên điều trị kết hợp với điều trị dự phòng. Bạn có thể sẽ được chỉ định dùng kháng sinh sau mỗi lần quan hệ.
Nếu tần suất mắc bệnh viêm bàng quang của bạn lặp lại 3 lần trong 1 năm thì thời gian điều trị sẽ cần kéo dài hơn. Khi các triệu chứng đã hết bạn vẫn nên dùng thêm các đợt kháng sinh để đề phòng nguy cơ bị tái phát.
Trường hợp bị mắc bệnh viêm bàng quang tái phát liên tục bạn cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia để tìm nguyên nhân gây bệnh khác. Bác sĩ có thể sẽ theo dõi những bất thường về giải phẫu ở đường tiết niệu vô tình bỏ qua trước đó hoặc chưa được phát hiện.
Để điều trị dứt điểm viêm bàng quang thì bất cứ người bệnh nào cũng cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ. Nếu thấy các triệu chứng thuyên giảm không nên tự ý ngưng thuốc mà cần dùng đúng liều và đủ liều mà bác sĩ chỉ định.
3. Kết hợp liệu pháp điều trị viêm bàng quang từ thiên nhiên
Việc điều trị viêm bàng quang dứt điểm nên kết hợp với các biện pháp từ nhiên nhiên. Những liệu pháp này tương đối đơn giản, dễ thực hiện, giúp phòng chống nguy cơ nhiễm trùng thận.
- Dùng nước ép nam việt quất: trong quả nam việt quất có chứa những thành phần giúp khắc phục tình trạng nhiễm trùng, viêm bàng quang và viêm đường tiết niệu. Do đó nếu mỗi ngày bạn uống 2 ly nước ép loại quả này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn E.coli ký sinh ở đường tiết niệu.
- Dùng nước ép gừng tươi: Gừng tươi có tính ấm nên được sử dụng chữa bệnh viêm bàng quang rất hiệu quả. Bạn có thể ép nước ấm gừng để hạn chế tình trạng viêm bàng quang.
- Dùng thực phẩm chứa probiotic: bạn nên thêm các loại thực phẩm có chứa probiotic hoặc các loại lợi khuẩn tốt cho sức khỏe vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để hạn chế tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên. Một số loại thực phẩm bạn có thể tham khảo như: sữa chua, kem chua, cải muối kiểu Đức...
- Dùng baking soda: với những trường hợp bị mắc viêm bàng quang nhẹ có thể cải thiện nếu dùng baking soda. Bột baking soda có tác dụng giúp trung hòa lượng nước tiểu do dư axit, hạn chế tình trạng bỏng rát. Bạn hãy pha 2 thìa bột baking soda hòa tan với 1 ly nước sẽ thấy tình trạng của bạn khỏe hơn.
- Dùng tỏi: không chỉ là gia vị trong chế biến món ăn tỏi còn chứa chất kháng nấm, kháng khuẩn, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn. Đặc biệt trong hỏi có chứa thành phần allicin giúp tiêu diệt vi khuẩn E. Coli, mỗi ngày bạn hãy ăn từ 3 đến 4 nhánh tỏi tươi sống.
4. Kết hợp các biện pháp phòng tránh viêm bàng quang
Để điều trị dứt điểm bệnh viêm bàng quang không thể bỏ qua các biện pháp phòng ngừa. Bệnh viêm bàng quang rất dễ tái phát nếu bạn không xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng và sinh hoạt lành mạnh. Bạn có thể chủ động phòng bệnh viêm bàng quang bằng cách:
- Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường các hoạt động của niệu đạo, giúp đào thải lượng vi khuẩn ra bên ngoài nhanh chóng
- Không nên nhịn đi tiểu quá 6h
- Nên đi tiểu trước khi quan hệ tình dục để vi khuẩn không có cơ hội tấn công
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục, chị em phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt
- Nên sử dụng các loại dung dịch phụ nữ có độ pH cân bằng đảm bảo cân bằng môi trường ở vùng kín
- Mặc những loại quần lót được làm bằng chất liệu cotton khô thoáng
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với 1 vợ 1 chồng
- Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp, tăng cường luyện tập thể dục thể thao
Điều trị viêm bàng quang dứt điểm nếu phát hiện đúng thời điểm và điều trị đúng cách và tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Do đó bạn hãy tư vấn, thăm khám các bác sĩ ngay khi có dấu hiệu.