[ Nhận biết ] Biểu hiện của bệnh lậu ở nữ giới thường gặp hiện nay
Biểu hiện của bệnh lậu ở nữ giới dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh âm đạo. Hơn nữa, những dấu hiệu này thường xuất hiện ở vùng kín nên nhiều chị em không dám đi khám khiến tình trạng bệnh càng trở nên nặng hơn. Việc nhận biết sớm triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới sẽ giúp việc phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Vì sao cần nhận biết sớm biểu hiện của bệnh lậu ở nữ giới
Bệnh lậu có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không sớm được điều trị. Bởi vậy việc nhận biết rõ các biểu hiện của bệnh lậu ở nữ giới là rất quan trọng giúp chị em hạn chế nguy cơ biến chứng, dễ dàng điều trị bệnh hơn.
Bệnh lậu vốn là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh do song cầu khuẩn lậu là Neisseria Gonorrhoeae gây nên. Đây là căn bệnh được xếp vào nhóm những căn bệnh nguy hiểm, có nhiều tác hại cho sức khỏe và tâm lý của người bệnh.
Lậu có thể khiến chị em phụ nữ có nguy cơ:
- Hình thành các mô sẹo khiến ống dẫn trứng bị tắc
- Nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung, thai ngoài dạ con
- Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn
- Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình
- Bị đau bụng, đau vùng chậu trong thời gian dài
Đây là căn bệnh gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nên ngay khi có dấu hiệu bệnh lậu chị em cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Biểu hiện của bệnh lậu ở nữ giới ở bộ phận sinh dục
Bệnh lậu ở nữ giới có thể xuất hiện ở cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng, họng… tuy nhiên phổ biến nhất là cơ quan sinh dục. Nguyên nhân là do niệu đạo nữ giới ngắn hơn ở nam giới, chỉ dài khoảng 3cm nên khi mắc bệnh lậu nữ giới thường ít rầm rộ nhất là ở trong giai đoạn đầu. Do đó biểu hiện của bệnh lậu ở nữ giới cũng ít được phát hiện hơn.
Sau khi bệnh lậu xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo sẽ có khuynh hướng tấn công ở đường tiết niệu, dẫn đến phản ứng viêm tại chỗ và gây nên những triệu chứng viêm nhiễm.
Chị em phụ nữ sẽ thấy có các triệu chứng như:
Âm đạo có dịch tiết bất thường
Khi bị bệnh lậu chị em sẽ thấy vùng âm đạo tiết ra dịch bất thường. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc vi khuẩn lậu tấn công bộ phận tử cung và gây nên tình trạng viêm nhiễm. Lúc này vùng âm đạo của chị em sẽ tiết ra chất nhầy có màu vàng đặc, vàng hơi ngả xanh. Đồng thời chị em sẽ thấy có hiện tượng ngứa ngáy kèm theo.
Đau khi quan hệ tình dục
Nếu không may bị mắc bệnh lậu, chị em phụ nữ sẽ có nguy cơ bị viêm nhễm ở vùng kín, tổn thương ở bộ phận này dẫn đến triệu chứng đau ở bộ phận sinh dục. Chị em sẽ thấy đau khi quan hệ tình dục, đau khi sử dụng tampon…
Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo là triệu chứng rõ nét nhất của bệnh lậu có thể nhận biết được. Chị em phụ nữ sẽ thấy có hiện tượng đi tiểu buốt, đi tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu không nhiều, dòng nước tiểu yếu và mỏng, nước tieur có màu đục, có lẫn máu, mủ, nước tiểu có mùi hôi hơn bình thường…
Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt
Thường xuất hiện triệu chứng này khi vi khuẩn lậu tấn công vào cổ tử cung và gây tổn thương, chảy máu. Đây là triệu chứng dễ nhầm lẫn với các căn bệnh viêm âm đạo, viêm cổ tử cung do đó chị em cần phải phân biệt rõ ràng, tránh nhầm lẫn dẫn đến việc điều trị không hiệu quả.
Biểu hiện của bệnh lậu ở nữ giới trên những bộ phận khác
Ngoài những triệu chứng, biểu hiện của bệnh lậu ở nữ giới ở cơ quan sinh dục, chị em phụ nữ còn thể bị bệnh lậu ở mắt, miệng, hậu môn… Khi bị bệnh lậu ở bộ phận này người bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau.
- Ở mắt: Bệnh lậu ở mắt thường ít gặp ở nữ giới nhưng không phải là không có. Nguyên nhân thường là dùng chung khăn mặt, lây truyền từ mẹ sang con, không may bị vi khuẩn lậu dính vào mắt. Chị em sẽ thấy có các triệu chứng như: viêm mắt, có dịch mủ bám ở vành mắt, mí mắt dính vào nhau mà không mở được, đau nhức mắt, thị lực bị suy giảm.
- Ở hậu môn: Thường gặp ở những người có thói quen quan hệ bằng đường hậu môn. Ngoài triệu chứng hậu môn có nốt, viền hậu môn bị sưng đỏ, vi khuẩn lậu có thể ảnh hưởng trực tràng gây nên tình trạng chảy máu ở hậu môn, bị tiêu chảy, đau khi đi đại tiện…
- Ở miệng, họng: Bệnh lậu có thể xuất hiện ở miệng và họng do dùng chung bàn chải đánh răng, do quan hệ bằng đường miệng, hôn… nếu quan sát người bệnh sẽ thấy có nốt giống nốt nhiệt miệng, các nốt loét nhỏ, đau rát cổ họng, amidan bị sưng, lưỡi có bựa trắng, có mùi hôi ở miệng, ăn không ngon, hạch ở cổ họng…
Xem Thêm : [ Giải đáp ] Bệnh lậu có chữa khỏi hẳn được không và trong bao lâu ?
Cách chữa bệnh lậu ở nữ giới hiệu quả hiện nay
Sau khi có các biểu hiện của bệnh lậu ở nữ giới cần đi thăm khám và điều trị ngay. Bạn hãy liên hệ với các bác sĩ, chuyên khoa y tế uy tín, thăm khám ở những địa chỉ uy tín để sớm được tư vấn và điều trị hiệu quả.
Bác bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán, xét nghiệm bạn có bị bệnh lậu hay không? Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.
Trước đây, khi điều trị bệnh lậu bác sĩ sẽ tiêm 1 mũi penicillin. Thế nhưng hiện nay, diễn tiến của bệnh lậu mới hơn, nhiều trường hợp bị kháng penicillin nên sẽ cần loại kháng sinh khác để thay thế.
Nếu người bệnh không bị biến chứng ở cổ tử cung, niệu đạo, trực tràng thì chỉ cần tiêm ceftriaxone hoặc một liệu thuốc uống cefixime duy nhất. Tuy nhiên nếu trong trường hợp bị biến chứng hoặc phụ nữ đang mang thai thì cần phác đồ điều trị bệnh riêng. Ngoài ra, ở mỗi bộ phận cũng sẽ có phác đồ điều trị khác nhau.
Để việc khắc phục bệnh lậu hiệu quả, hạn chế các triệu chứng của bệnh lậu ở nữ giới chị em phụ nữ nên:
- Tiến hành điều trị song song với các bệnh chlamydia khác
- Thăm khám và điều trị cho cả bạn tình để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
- Nên quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su
- Tránh quan hệ bằng miệng hoặc bằng hậu môn
- Quan hệ chung thủy chỉ 1 vợ, 1 chồng
- Không nên dùng chung các đồ dùng cá nhân, thiết bị tình dục để tránh nguy cơ bị lây nhiễm
- Tốt nhất nên tránh quan hệ tình dục ít nhất 7 ngày sau khi đã điều trị khỏi bệnh lậu hoàn toàn.
Xem Thêm : Lậu mãn tính có xét nghiệm được không? [Giải đáp nhanh]
Các biểu hiện của bệnh lậu ở nữ giới thường khó nhận biết, có khoảng 80% nữ giới bị bệnh mà không có triệu chứng gì cả. Do đó nếu nghi ngờ mắc bệnh lậu bạn hãy tư vấn các bác sĩ chuyên khoa để được làm các xét nghiệm y khoa giúp chẩn đoán chính xác bệnh.