[ Tìm Hiểu ] Bệnh mụn cóc sinh dục là bệnh gì ? Nguy hiểm hay không ?
Bệnh mụn cóc sinh dục chủ yếu là lây truyền qua đường tình dục khi quan hệ không an toàn. Đa phần người bệnh khi mắc thường nhầm lẫn với bệnh mụn rộp sinh dục. Bệnh nếu không sớm được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nhất là ở chị em phụ nữ có nguy cơ đối mặt với ung thư cổ tử cung hoặc ung thư âm hộ.
Bệnh mụn cóc sinh dục là gì ?
Bệnh mụn cóc sinh dục là tình trạng xuất hiện các u nhú được hình thành ở trên da, phổ biến nhất là ở cơ quan sinh sản của nam giới và nữ giới. Nguyên nhân gây bệnh là do quan hệ tình dục không an toàn hoặc tiếp xúc với virus Human papillomavirus gây nên.
Mụn cóc sinh dục thường có tiến triển dai dẳng và khó để điều trị triệt để. Không giống như những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, bệnh còn có thể lây khi tiếp xúc qua da. Thông thường triệu chứng xuất hiện sau khoảng 1 đến 8 tháng ủ bệnh. Trong thời gian ủ bệnh sẽ vẫn có nguy cơ lây bệnh cho người khác.
Hiện nay, có khoảng 360,000 người mắc căn bệnh này mỗi năm. Việc điều trị và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh là hết sức quan trọng.
Triệu chứng bệnh mụn cóc sinh dục
Không phải trường hợp nào khi mắc bệnh mụn cóc sinh dục cũng có thể nhận biết và phát hiện bệnh sớm. Hơn nữa bệnh thường có thời gian ủ bệnh từ vài tuần thậm chí vài tháng sau khi mắc phải nên thời gian đầu mới mắc bạn sẽ gặp khó khăn khi nhận biết.
- Xuất hiện những nốt chấm đỏ ở khu vực tiếp xúc với nguồn bệnh. Những nốt này có kích thước từ 1 đến 2mm, có màu đỏ hoặc màu trùng với màu da, có thể có đầu nhọn hoặc cuống.
- Thời gian đầu các nốt mọc đơn lẻ ở cơ quan sinh dục nữ giới như: môi lớn, môi bé mép. Ở nam giới xuất hiện dương vật, bao quy đầu, bìu, háng… Ngoài ra bệnh còn xuất hiện ở miệng, lưỡi.
- Theo thời gian các nốt này sẽ phát triển nhanh và nhiều hơn, thành những mảng dày sừng, ẩm ướt. Nếu bệnh nặng các nốt mụn này sẽ bị tổn thương và gây ra dịch có mùi hôi và khó chịu.
- Ngoài ra khi bị bệnh mụn cóc sinh dục bạn còn thấy những triệu chứng tương tự như bệnh nam khoa, phụ khoa khác như: chảy dịch, ngứa ngáy, chảy máu, đau rát khi quan hệ tình dục…
Đối tượng mắc bệnh mụn cóc sinh dục
Bệnh mụn cóc sinh dục chủ yếu do lây truyền khi quan hệ tình dục không an toàn nếu bạn tình bị mắc bệnh. Ngoài ra những người có tiếp xúc với virus HPV cũng có nguy cơ lây bệnh.
Những người dễ bị mụn cóc sinh dục thường ở dưới 30 tuổi, thường xuyên hút thuốc lá, hệ miễn dịch yếu, mẹ bị nhiễm HPV khi sinh con cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, bệnh còn có thể xuất hiện khi người bệnh quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình, quan hệ tình dục bừa bãi, trẻ bị lạm dụng tình dục…
Với những người có những đụng chạm thân mật, chạm vào dịch nhầy có chứa virus, máu của người bệnh lây qua vết thương hở cũng có nguy cơ bị mắc bệnh.
Theo thống kê hiện nay, tỉ lệ nữ giới đang có xu hướng mắc bệnh cao hơn ở nam giới.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh mụn cóc sinh dục
Theo các chuyên gia, virus HPV có hơn 100 loại khác nhau, nhưng không phải chủng nào cũng gây nên mụn cóc sinh dục. Nếu không may mắc phải căn bệnh này người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh.
Nữ giới có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung vì mối quan hệ chặt chẽ giữa vi khuẩn gây mụn cóc sinh dục và các tế bào ung thư ở cổ tử cung, âm hộ, hậu môn, miệng, cổ họng. Mặc dù nhiễm trùng HPV không phải lúc nào cũng có thể dẫn đến ung thư nên chị em cần xét nghiệm Pap thường xuyên.
Khi mắc mụn cóc sinh dục, các nốt mụn cóc có thể mở rộng, gây khó khăn mỗi lần đi tiểu.
Các nốt mụn ở trên thành âm đạo sẽ ức chế sự kéo dài của các mô âm đạo khi sinh, khiến chị em đối mặt với nguy cơ chảy máu khi sinh con.
Khi mắc bệnh này người bệnh sẽ có tâm lý tự ti, lo lắng, mặc cảm. Nếu bệnh nặng có thể dẫn đến tâm lý trầm cảm.
Phương pháp chẩn đoán bệnh mụn cóc sinh dục
Nếu thấy nghi ngờ mắc bệnh mụn cóc sinh dục chị em nên sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất là với chị em phụ nữ. Khi đến thăm khám bạn cần thành thật chia sẻ với bác sĩ về việc quan hệ tình dục của bản thân, quá trình tiếp xúc thân mật với bạn tình.
Bác sĩ sẽ quan sát những khu vực xuất hiện các nốt mụn cóc ở trên cơ thể. Với những trường hợp mọc mụn cóc ở trên bộ phận sinh dục như âm đạo thì cần khám bên trong khu vực này. Bên cạnh đó họ cũng sẽ dùng dung dịch acid để quan sát mụn cóc được dễ dàng hơn.
Bác sĩ cũng sẽ thực hiện xét nghiệm Pap Smear tức xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Họ sẽ dùng tăm bông để lấy 1 ít tế bào từ cổ tử cung, các mẫu tế nào này sẽ được kiểm tra xem có sự hiện diện của virus HPV không?
Nếu bạn đã từng bị nhiễm HPV bác sĩ có thể sẽ thực hiện làm xét nghiệm DNA để xác định chủng virus HPV mà bạn có nguy cơ mắc phải.
==> Xem Thêm : [ Tổng hợp] 5 Nguyên nhân gây mọc mụn thịt ở vùng kín nam giới
Cách chữa mụn cóc sinh dục hiệu quả
Bệnh mụn cóc sinh dục sẽ được chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp vật lý trị liệu. Những phương pháp này sẽ làm giảm những triệu chứng khó chịu và những tổn thương ở trên da, ngăn ngừa bệnh tiến triển theo hướng xấu.
Dùng thuốc bôi trị mụn cóc sinh dục
Với những trường hợp bị mụn cóc sinh dục, bạn có thể sử dụng một số những loại thuốc làm giảm ngứa ngáy và tổn thương da.
Hiện nay một số loại thuốc trị mụn cóc phổ biến như: Axit tricloaxetic, Imiquimod, Podophyllin, Podofilox. Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm ngứa và tổn thương do virus HPV gây nên. Tuy nhiên, khi dùng thuốc, nếu virus ẩn náu trong máu và cơ quan trong cơ thể thì nguy cơ bị tái phát cao.
Đặc biệt trong quá trình dùng thuốc điều trị người bệnh có thể gặp phải một số những tác dụng ngoài ý muốn. Để hạn chế rủi ro bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ về cách dùng thuốc và liều dùng của từng loại thuốc.
Phương pháp ngoại khoa điều trị mụn cóc sinh dục
Thường áp dụng với những trường hợp mụn cóc có kích thước lớn và không có nhiều cải thiện khi sử dụng điều trị. Bác sĩ có thể đưa ra một số biện pháp can thiệp ngoại khoa như:
- Phương pháp ALA – PDT: Đây là phương pháp dùng ánh sáng huỳnh quanh để tiêu diệt mụn cóc HPV gây ra. Phương pháp này được đánh giá ít đau và giảm nhiễm trùng
- Tia laser: Sử dụng tia laser để loại bỏ mụn cóc, tuy nhiên các tế bào sẽ không can thiệp sâu nên nguy cơ bị tái phát cao. Hơn nữa, phương pháp này còn gây đau trong quá trình thực hiện.
- Đốt điện: Đây là phương pháp truyền thống để điều trị bệnh mụn cóc sinh dục. Phương pháp này sẽ dùng dòng điện nóng đốt trực tiếp các u nhú do virus HPV gây ra.
Ngoài việc điều trị bệnh bằng thuốc hay ngoại khoa người bệnh cần chú ý các biện pháp phòng ngừa bệnh:
- Chung thủy 1 vợ 1 chồng, tránh tình trạng quan hệ bừa bãi
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ để ngăn ngừa các bệnh lý lây nhiễm như giang mai, lậu, sùi mào gà,…
- Tiêm phòng vaccine HPV nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh mụn cóc sinh dục, mụn cóc thông thường, sùi mào gà, u mềm lây,…
- Không tiếp xúc lên các sẩn ngứa, vết loét, u nhú,… trên da của người khác.
- Trong quá trình điều trị nên chữa trị đồng thời để tránh nguy cơ lây nhiễm.
==> Xem Thêm : [ Giải đáp ] Mọc mụn ở vùng kín nữ giới là bệnh gì & nguy hiểm không ?
Như vậy, qua thông tin về triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị bệnh mụn cóc sinh dục trên đây, bạn có thể có những kiến thức cơ bản để phòng ngừa và điều trị căn bệnh này hiệu quả. Nếu thấy có những triệu chứng bất thường hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để kịp thời hỗ trợ.