Bệnh lậu ở nữ giới có nguy hiểm không? Cách chữa hiệu quả
Bệnh lậu ở nữ giới có nguy hiểm không, tác hại bệnh lậu ở nữ giới như thế nào là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Theo tờ thông tin của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) bệnh lậu có thể xuất hiện ở tất cả chị em có hành vi quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là chị em trong độ tuổi từ 15 – 24. Khi nhiễm bệnh nếu không chữa trị có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh lậu là gì?
Trước khi tìm hiểu bệnh lậu ở nữ giới có nguy hiểm không? Chị em cần nắm vững những thông tin cần thiết liên quan đến bệnh lậu.
Bệnh lậu là căn bệnh nguy hiểm, chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, bệnh do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae tấn công. Bệnh lậu khi mắc phải sẽ nhanh chóng lây lan và ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nữ giới bị mắc bệnh lậu. Các nguyên nhân có thể kể đến như:
- Quan hệ tình dục không an toàn với những người mắc bệnh lậu
- Quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân có chứa vi khuẩn lậu
- Sử dụng đồ dùng là đồ chơi tình dục không được vệ sinh sạch sẽ
- Mang bầu vô tình bị lây nhiễm và lây lan sang cho con
Khi mắc bệnh lậu, đa số đều không nhận biết rõ mình đã mắc bệnh vì còn có thời gian ủ bệnh. Ở chị em phụ nữ còn dễ nhầm lẫn với những căn bệnh phụ khoa khác. Các triệu chứng của bệnh giúp bạn dễ dàng nhận biết như: Nóng rát mỗi lần đi tiểu, dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn, vùng bụng dưới đau âm ỉ, dịch âm đạo có màu sắc khác thường, chảy máu âm đạo giữ chu kỳ kinh nguyệt…
Bệnh lậu ở nữ giới có nguy hiểm không
Bệnh lậu ở nữ giới có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào vị trí mà chị em mắc phải. Bệnh lậu có thể xuất hiện ở vùng kín, miệng, mắt… mỗi một bộ phận có thể có những biến chứng khác nhau.
Gây vô sinh :
Khi mắc bệnh lậu có thể giảm khả năng thụ thai. Ở chị em phụ nữ, tình trạng viêm nhiễm do bệnh lậu gây nên sẽ làm ngăn cản quá trình tinh trùng gặp trứng, khó có thể thụ thai được. Ngoài ra bệnh còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cổ tử cung, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản.
Mang thai ngoài tử cung :
Khi mắc lậu, cơ chế bệnh sẽ di chuyển qua đường sinh sản, từ âm đạo lên đến cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng. Khi quan hệ tình dục, tinh trùng sẽ không thể đi vào tử cung làm tổ mà làm tổ ở nơi khác gây mang thai ngoài tử cung.
Viêm vòi trứng :
Bệnh lậu ở nữ giới có nguy hiểm không khi bị viêm vòi trứng. Bệnh lậu là căn bệnh hàng đầu gây viêm vòi trứng, khi viêm vòi trứng sẽ gây nên tình trạng tắc nghẽn, khó thụ thai. Viêm vòi trứng sẽ khiến chị em bị đau bụng âm ỉ, khó chịu vùng thắt lưng, khí hư ra nhiều…
Nhiễm trùng mắt :
Trường hợp này thường xảy ra ở những chị em phụ nữ dùng chung khăn mặt hoặc đồ dùng cá nhân với những người bị mắc bệnh lậu. Chị em sẽ thất xuất hiện cả mắt, mí dính vào nhau gây nên tình trạng tiết mủ màu vàng, màu xanh, kết mạc đỏ gây cương huyết và xuất huyết. Trường hợp nặng có thể gây loét giác mạc dẫn đến mù lòa.
Viêm họng :
Khi bệnh lậu tấn công ở họng sẽ có triệu chứng giống viêm họng nên khiến nhiều người lầm tưởng và điều trị bằng kháng sinh. Điều này vô cùng nguy hiểm vì bệnh lậu có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh và chuyển thành lậu mãn tính. Thông thường bệnh lậu ở miệng xuất phát sau 3 đến 7 ngày khi quan hệ bằng miệng.
Xem Thêm : Bệnh lậu chữa được không? Chữa bằng phương pháp nào hiệu quả
Viêm khớp :
Bệnh lậu ở nữ giới có nguy hiểm không khi bị viêm khớp. Viêm khớp có thể gây nên do rất nhiều nguyên nhân như: tuổi tác, nghề nghiệp, di truyền… nhưng một trong số đó là do bệnh lậu. Lậu cầu tấn công vào khớp và gây nên các triệu chứng: khớp sưng nóng đỏ, tràn dịch khớp, đau khi đi lại…
Nhiễm trùng hậu môn :
Thường xảy ra ở những người quan hệ tình dục bằng đường hậu môn. Khi bị bệnh lậu ở đường hậu môn sẽ gây nên tình trạng đau rát ở hậu môn, hậu môn sưng đỏ và ngứa ngáy, đau rát khi đi đại tiện, mọc mụn ở xung quanh hậu môn, chảy máu hậu môn…
Xem Thêm : Dương vật có mủ trắng đục [ Cảnh Báo ] 5 bệnh lý nguy hiểm
Cách chữa trị bệnh lậu ở nữ giới hiệu quả
Bệnh lậu ở nữ giới có nguy hiểm không câu trả lời là có, rất nguy hiểm. Vậy bệnh lậu có chữa được không, chữa bằng cách nào? Theo các bác sĩ sản phụ khoa phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, bệnh lậu ở nữ giới có thể chữa trị được tuy nhiên cần phát hiện sớm và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Để điều trị bệnh lậu, các bác sĩ sẽ tiêm 1 mũi Penicillin. Nếu trong trường hợp người bệnh bị kháng Penicillin sẽ cần dùng 1 loại kháng sinh khác để thay thế.
Lưu ý với những trường hợp chị em không bị biến chứng ở cổ tử cung, niệu đạo hay trực tràng thì chỉ cần tiêm 1 mũi Ceftriaxone hoặc uống 1 liều Cefixime.
Ngoài ra, người bệnh cần được tiến hành song song điều trị các bệnh Chlamydia khác như: azithromycin, doxycycline.
Nếu trong trường hợp nghi ngờ bạn tình mắc bệnh thì cần điều trị đồng thời để tránh lây nhiễm tái phát. Chị em bị viêm phổi kèm theo sẽ cần nhập viện để tiêm kháng sinh và theo dõi tình trạng.
Bệnh lậu là căn bệnh nguy hiểm, tác hại của bệnh lậu là rất lớn do đó để chữa trị hiệu quả đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát chị em nên tích cực phòng ngừa bằng cách:
- Quan hệ tình dục an toàn, nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Không nên quan hệ bằng miệng hoặc bằng hậu môn
- Xây dựng đời sống quan hệ tình dục lành mạnh, nên quan hệ một vợ 1 chồng chung thủy
- Thẳng thắn trao đổi với bạn tình về tiền sử lây bệnh khi quan hệ tình dục
- Không nên sử dụng chung các thiết bị tình dục với người khác để tránh nguy cơ lây nhiễm
- Trong quá trình điều trị không nên quan hệ tình dục, nên quan hệ sau khi điều trị khoảng 7 ngày.
- Tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
- Vệ sinh bộ phận bị nhiễm lậu sạch sẽ, đúng cách
Trên đây là những giải đáp thắc mắc về bệnh lậu ở nữ giới có nguy hiểm không? Hy vọng với những thông tin này chị em sẽ có nhận thức đúng đắn về căn bệnh xã hội nguy hiểm này. Nếu còn những thắc mắc cần giải đáp về bệnh lậu, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ theo số điện thoại: 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.