{ Bệnh lậu là gì } ? Nguyên nhân, Triệu chứng & cách chữa tốt nhất
Bệnh lậu là căn bệnh xã hội nguy hiểm lây nhiễm qua đường tình dục hàng đầu trên thế giới. Đây là bệnh thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống lây nhiễm với tỉ lệ người mắc hiện nay vẫn đang trong xu hướng tăng cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm toàn cầu có khoảng 78 triệu người mắc lậu. Vậy bệnh lậu là gì? Bệnh lậu có chữa khỏi hẳn được không?
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu hay còn gọi là gonorrhea, một trong những căn bệnh xã hội phổ biến trên thế giới. Bệnh lậu do sự tấn công của song cầu khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae hay gonococcus gây ra. Vi khuẩn lậu thường có phân chia rất nhanh chóng, cứ 15 phút lại phân chia một lần và tồn tại thành từng cặp một giống với hạt cà phê gọi là song cầu khuẩn lậu.
Khi mắc bệnh, các loại vi khuẩn lậu có thể tấn công trên nhiều bộ phận khác nhau, đặc biệt những nơi ẩm ướt. Lậu xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới, đối tượng thường mắc nhiều nhất là trong độ tuổi sinh sản và trẻ sơ sinh.
Bệnh lậu mủ có 2 cấp độ là cấp tính và mãn tính. Đây là căn lây truyền qua đường tình dục đang trở thành mối hiểm họa đe dọa sức khỏe cộng đồng vì sự lây lan nhanh và chúng có nguy cơ bị kháng thuốc và kháng kháng sinh.
Mặc dù lậu không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây những biến chứng nguy hiểm, nhất là ở cơ quan sinh dục có thể gây vô sinh – hiếm muộn nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh ở phụ nữ mang thai có thể lây cho con và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi sau này.

Dấu hiệu bệnh lậu cần nhận biết đúng
Triệu chứng bệnh lậu thường khó phát hiện trong thời gian đầu mắc bệnh vì sau khi bị vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae tấn công thường sẽ có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày. Không những thế lậu mủ ở bộ phận sinh dục thường dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm nam khoa, phụ khoa, nhiệt miệng.
Theo thống kê có khoảng 97% số ca mắc lậu không có triệu chứng, chỉ có 3% còn lại mới có triệu chứng nhẹ thoáng qua như: tiểu gắt, tiểu buốt, khó chịu, nên dễ nhầm với nhiễm trùng tiểu thông thường. Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh bạn có thể nhận biết.
1. Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới
Ở nam giới giai đoạn ủ bệnh triệu chứng khá rõ ràng nhưng lại thường bị bỏ qua. Theo thống kê có hơn 90% nam giới có triệu chứng của bệnh lậu rõ ràng ngay khi mắc bệnh, chỉ có 10% là triệu chứng không rõ. Khi bị mắc bệnh dù trong giai đoạn ủ bệnh vẫn có nguy cơ lây nhiễm sang bạn tình.
- Tiểu bất thường: Đi tiểu rắt, tiểu buốt và tiểu ra mủ có màu trắng đục (hoặc có màu vàng xanh) có mùi hôi khó chịu, có cảm giác bỏng rát và đau mỗi khi đi tiểu.
- Tổn thương bộ phận sinh dục: Bộ sinh dục bị sưng tấy đỏ, ngứa ngáy. Đầu dương vật bị tấy đỏ, sưng bìu hoặc tinh hoàn đau nhức, nổi hạch ở bẹn…
- Chảy mủ ở đầu dương vật: Nam giới thấy chất nhày như nhựa chuối chảy ra ở niệu đạo vào sáng sớm, lúc ngủ dậy và khi đi tiểu. Thường triệu chứng này sẽ diễn ra 2 tuần khi nhiễm trùng.
- Đau khi quan hệ: Mỗi khi dương vật cương cứng, quan hệ tình dục sẽ thấy đau nhức.
- Mông bị ngứa: Bệnh lậu có thể ảnh hưởng đến trực tràng, gây ngứa hậu môn và chảy máu.
Ngoài ra người bệnh còn thấy có triệu chứng mệt mỏi, đau nhức cơ thể, sốt…

2. Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới
Ở nữ giới các triệu chứng của bệnh lậu thường khó nhận biết hơn. Nguyên nhân là do niệu đạo của nữ giới ngắn gấp 5 lần của nam giới nên các dấu hiệu ít rầm rộ hơn, thường âm thầm không rõ.
- Tiểu bất thường: Đi tiểu nhiều, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu buốt
- Dịch âm đạo bất thường: Khí hư có màu hơi trắng hoặc màu vàng nhạt, thậm chí màu ngả xanh, khí hư có mùi hôi tanh khó chịu, lượng khí hư ra nhiều hơn bình thường.
- Bộ phận sinh dục bị tổn thương: Lỗ niệu đạo có màu đỏ, cổ tử cung bị phù nề, sưng tấy, khi chạm vào sẽ chảy máu hoặc chảy mủ.
- Đau nhức vùng bụng dưới: Chị em sẽ thấy đau bụng, đau lưng dưới, đau ở vùng chậu, đau ở âm đạo khi quan hệ tình dục…
- Chảy máu âm đạo bất thường: Chảy máu ngoài kỳ kinh, chảy máu khi quan hệ tình dục…
Ngoài ra chị em còn thấy có triệu chứng mệt mỏi, đau nhức cơ thể, sốt…

3. Triệu chứng bệnh lậu khác
Ngoài những triệu chứng của lậu mủ ở cơ quan sinh dục nam giới và nữ giới như đã nêu trên, người bệnh còn thấy có các triệu chứng ở bộ phận khác khi bị nhiễm bệnh như:
- Hậu môn: viêm hậu môn, chảy máu ở hậu môn, đau rát và ngứa ngáy khó chịu khi đi đại tiện. Một số người bị tiêu chảy và đau khi đi vệ sinh.
- Nốt ở miệng: Quan hệ tình dục bằng miệng là một trong những đường lây truyền bệnh lậu. Nhiều người có thể bị lậu ở cổ họng mà không có triệu chứng rõ ràng.
- Đau họng: sưng đau, ngứa rát và có mủ trắng đọng lại tại cổ họng, amidan sưng to và bị mưng mủ, ho cũng kéo dài...
- Đau mắt: thường gặp ở trẻ sơ sinh bị lây bệnh sẽ thấy đau mắt, 2 mí mắt bị sưng tấy, mắt có gỉ mắt màu vàng, đau mắt không mở được mí.
- Mông: Bệnh lậu có thể ảnh hưởng đến trực tràng, gây ngứa mông, một vài trường hợp thấy chảy máu
Bệnh lậu lây qua đường nào là chủ yếu
Nhiều người bệnh khi bị lậu khuẩn tấn công nhưng không biết bệnh lậu lây qua đường nào. Theo Tờ thông tin của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Con đường mà bệnh lậu chủ yếu lây lan chính là thông qua việc quan hệ, sinh hoạt không an toàn.
- Đường miệng: Quan hệ qua đường miệng, dùng chung bàn chải đánh răng, hôn…sẽ khiến vi khuẩn gây bệnh tấn công.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là con đường lây nhiễm bệnh chiếm đến 90% các ca bị lậu. Hoạt động này bao gồm giao hợp tiếp xúc cơ thể… kể cả quan hệ đường hậu môn. Đây đều là những vùng da nhạy cảm, nhiều mạch máu, dễ bị tổn thương lại ẩm ướt nên tạo điều kiện cho vi khuẩn lậu tấn công.
- Lây từ mẹ sang con: Người mẹ mang thai nếu không may mắc bệnh lậu mà không có biện pháp can thiệp sẽ lây sang con qua đường tuần hoàn, phôi nhau thai. Hậu quả là trẻ sinh ra dễ bị dị tật bẩm sinh.
- Lây qua đường truyền máu: Khi nhận máu của người mắc bệnh thì nguy cơ bạn bị bệnh lậu cũng rất cao. Do đó cần đề phòng cẩn thận khi quyết định truyền máu hoặc làm các xét nghiệm an toàn.
- Tiếp xúc: Lậu khuẩn có thể tấn công từ người này sang người khác thông qua các vết thương hở, dùng chung đồ dùng cá nhân như: quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, bơm kim tiêm…

Xem Thêm : { Tổng hợp } Dấu hiệu của bệnh lậu ở nam giới và nữ giới
Bệnh lậu để lâu có sao không?
Bệnh lậu để lâu có sao không hay những biến chứng của bệnh lậu là như thế nào? Thực tế, khi mắc bệnh tùy từng giai đoạn bệnh mà các biến chứng sẽ khác nhau.
Cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh lậu, việc phát hiện khó hơn nhưng điều trị sẽ dễ hơn.
Mãn tính: giai đoạn sau của bệnh lậu, thường là do người bệnh không điều trị hoặc đã điều trị nhưng không triệt để nên sau một thời gian. Thường người bệnh sẽ cần được chữa trị với phác đồ phức tạp hơn.
- Biến chứng ở nữ giới: Viêm tuyến Skène, tuyến Bartholin, viêm vòi trứng, buồng trứng và viêm hố chậu có thể gây chửa ngoài tử cung, vô sinh, viêm hậu môn, trực tràng.
- Biến chứng ở nam giới: Viêm mào tinh hoàn thường bị một bên và biểu hiện sưng nóng, đỏ đau kèm theo sốt. Nếu viêm cả hai bên có thể gây vô sinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh và ống dẫn tinh.
Ngoài ra, tùy từng bộ phận lậu lại để lại những hậu quả khác nhau như: Phản ứng toàn thân có thể có dát đỏ, ban mề đay hoặc hồng ban đa dạng do phản ứng quá cảm ứng của cơ thể với song cầu lậu, viêm nội tâm mạc, kết kết mạc có mủ, loét giác mạc, thủng giác mạc…

Cách chẩn đoán bệnh lậu hiệu quả
Bệnh lậu có thể dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác, chính vì thế ngoài các triệu chứng điển hình bạn có thể theo dõi các dấu hiệu kèm theo và thăm khám các bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, thông tin về tiền sử bệnh, thói quen quan hệ tình dục.
Sau đó bạn sẽ cần làm một số các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo, nhuộm Gram âm hoặc nuôi cấy vi khuẩn.
Các xét nghiệm này giúp tìm ra vi khuẩn lậu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, loại bỏ những nghi ngờ về các bệnh lý tương tự. Đây đều là những xét nghiệm cách chẩn đoán cần thiết và hiệu quả hiện nay. Bạn nên không nên vì yếu tố chi phí mà bỏ qua bất cứ bước nào.
Xem Thêm : [ Giải đáp ] Bệnh lậu có chữa được không? Phương pháp chữa hiệu quả
Cách chữa trị bệnh lậu an toàn, hiệu quả
Khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc lậu, bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm. Để chữa trị bệnh lậu hiện nay là phương pháp dùng thuốc Tây y theo phác đồ điều trị đã được công bố.
Trong quá trình điều trị người bệnh cần phải kiên trì, tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không được bỏ giữa chừng để tránh bị nhờn thuốc hoặc kháng kháng sinh.
Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả phù hợp. Nếu bệnh nhẹ có thể dùng thuốc uống nhưng nếu bệnh nặng sẽ cần dùng thuốc tiêm.
Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị lậu khuẩn như:
- Doxycyclin 100mg uống 2viên/ ngày x 7 ngày.
- Tetraxyclin 500mg uống 4 viên/ ngày x 7 ngày.
- Erythromycin 500mg, uống 4 viên/ ngày x 7 ngày.
- Azithromycin 500mg, uống 2 viên liều duy nhất.
- Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
- Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất.
- Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.
- Ciprofloxacin 500mg uống liều duy nhất.
- Cefixim 400mg uống liều duy nhất.
Các loại thuốc Tây y thường có tác dụng phụ nên để tăng cường hấp thu thuốc hạn chế nguy cơ bị tác dụng phụ của thuốc bạn có thể tham khảo và áp dụng phương pháp vật lý trị liệu. Các phương pháp vật lý trị liệu như: sóng ngắn, sóng hồng ngoại…

Ngoài ra để giúp bệnh lậu nhanh khỏi bạn cần chú ý:
- Không nên quan hệ tình dục khi đang điều trị bệnh lậu
- Nếu phát hiện mắc bệnh lậu nên đưa cả bạn tình đi xét nghiệm và cùng điều trị cùng.
- Nên tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bệnh lậu, không tự ý bỏ ngang liệu trình điều trị
- Mặc quần áo khô thoáng, nên vệ sinh đồ dùng cá nhân sạch sẽ để tránh lây bệnh cho người khác
- Nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy bài tiết vi khuẩn lậu ra ngoài cơ thể.
Bệnh lậu là căn bệnh nguy hiểm có mức độ lây lan cao, nên cần trang bị những kiến thức phòng bệnh cần thiết. Hy vọng với những thông tin về bệnh lý trên đây sẽ giúp bạn phòng và chữa bệnh hiệu quả. Nếu còn những thắc mắc cần được tư vấn trực tiếp bạn có thể liên hệ các bác sĩ chuyên khoa theo số điện thoại: 0243.9656.999