[ Giải Đáp ] Bệnh lậu để lâu có sao không & cách chữa đơn giản và hiệu quả
Bệnh lậu để lâu có sao không, bệnh lậu có nguy hiểm không... là câu hỏi được rất nhiều người bệnh đặt ra. Có thể thấy, bệnh lậu là một trong những bệnh lây khi quan hệ tình dục không an toàn rất thường gặp nhất là ở độ tuổi từ 15 đến 24. Theo thống kê của CDC tại Hoa Kỳ mỗi năm có gần 600.000 trường hợp mắc bệnh lậu được báo cáo. Nếu không được chữa trị kịp thời, căn bệnh này có thể gây những biến chứng nguy hiểm gì?
Bệnh lậu và những triệu chứng cần chú ý
Sự xuất hiện của bệnh lậu là do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae tấn công. Loại vi khuẩn này có thể tồn tại và phát triển ở trong môi trường ẩm ướt tại những bộ phận như: âm đạo, niệu đạo, mắt, miệng, hậu môn... Sau khi ra khỏi môi trường bình thường chúng thường không sống được quá lâu nên hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm.
Thông thường vi khuẩn lậu thường lây nhiễm khi quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn nhất là những người có đời sống quan hệ tình dục thiếu lành mạnh. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây nhiễm qua máu hoặc dịch nhầy của người bệnh nếu vô tình tiếp xúc phải loại vi khuẩn này.
Khi mắc bệnh lậu, nam giới và nữ giới sẽ thấy có những triệu chứng khác nhau như:
- Vùng kín có dấu hiệu bị ngứa ngáy, sưng tấy, nữ giới sẽ thấy khí hư ra nhiều bất thường kèm theo đau bụng dưới. Nam giới sẽ thấy dương vật đau buốt, sưng tấy, lỗ sáo bị viêm đỏ.
- Đau rát mỗi lần đi tiểu tiện hoặc khi quan hệ tình dục
- Vùng chậu thường xuyên khó chịu, đau vùng thắt lưng bên dưới.
- Đi tiểu rắt, rối loạn tiểu tiện, mỗi lần đi tiểu sẽ thấy có mủ như nhựa chuối chảy ra. Nếu xuất tinh sẽ thấy có triệu chứng vô cùng đau đớn.
- Ngoài những triệu chứng xuất hiện tại vùng kín, cũng như tại vị trí tiếp xúc với bệnh lậu thì bạn còn thấy có những triệu chứng khác kèm theo như mệt mỏi, viêm họng, ăn không ngon miệng, đau mắt...
Thông thường các triệu chứng của bệnh lậu thường xuất hiện sau khoảng 1 đến 14 ngày người bệnh tiếp xúc với vi khuẩn lậu. Với nam giới bị nhiễm trùng niệu đạo còn thấy có dấu hiệu viêm mào tinh hoàn, đau tinh hoàn hoặc đau bìu.
Giải đáp câu hỏi: Bệnh lậu để lâu có sao không?
Đa số các trường hợp mắc bệnh lậu thường không thấy có dấu hiệu rõ ràng, có khoảng 50 đến 80% nữ giới không thấy có triệu chứng rõ ràng. Chính vì điều này khiến người bệnh không sớm phát hiện mắc bệnh hoặc dấu bệnh không đi khám và điều trị sớm khiến bệnh càng nặng và nguy hiểm hơn. Vậy bệnh lậu để lâu có sao không?
Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm mà bạn có thể đối mặt nếu không may mắc bệnh lậu.
1. Bệnh lậu với nam giới
Nam giới nếu mắc bệnh lậu không sớm được chữa trị tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan sang những bộ phận khác như hệ tiết niệu gồm: tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh, ống niệu đạo... Nam giới cũng có thể bị viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn.
Khi nam giới bị viêm nhiễm những bộ phận nêu trên có thể làm ảnh hưởng đến ham muốn tình dục, đau khi xuất tinh, lãnh cảm với bạn tình thậm chí xuất tinh ra máu. Nếu tình trạng này để lâu sẽ khiến nam giới đứng trước nguy cơ vô sinh – hiếm muộn rất cao.
2. Bệnh lậu với nữ giới
Bệnh lậu để lâu có sao không? Nữ giới nếu bị mắc bệnh lâu mà không sớm được chữa trị có thể gây nhiễm trùng niệu đạo, viêm nhiễm lan rộng ra cổ tử cung, ống dẫn trứng đặc biệt nguy hiểm nhất là viêm vùng chậu.
Nếu vi khuẩn lậu lây lan vào bên trong có thể làm ảnh hưởng đến ống dẫn trứng, làm hình thành các mô sẹo. Các mô sẹo ở cổ tử cung và ống dẫn trứng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của tinh trùng đến gặp trứng. Chính điều này sẽ khiến chị em đứng trước nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn, tăng nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung.
3. Nguy cơ nhiễm trùng lan rộng
Nguy cơ nhiễm trùng lan rộng này có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Biến chứng này xuất hiện là bởi vi khuẩn sẽ lây lan vào máu tới các bộ phận khác trên cơ thể. Người bệnh có thể bị vi khuẩn lậu tấn công vào khớp gây viêm khớp, phát ban trên da, sốt.
Ngoài ra, vi khuẩn lậu cũng có thể tấn công vào mắt và khiến người bệnh bị viêm giác mạc, viêm kết mạc rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau mắt đỏ thông thường. Nếu người bệnh điều trị không đúng cách có thể dẫn đến mất thị lực hoàn toàn.
Vi khuẩn lậu cũng có thể ảnh hưởng đến họng và amidan khiến người bệnh bị đau rát, sưng ở cổ họng, nếu amidan nặng có thể gây ho và khó nuốt. Thậm chí bệnh lậu để lâu có thể gây loét nặng rất khó điều trị dứt điểm.
4. Biến chứng ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ biến chứng nếu mắc bệnh lậu. Do đó bạn cần chú ý bệnh lậu để lâu có sao không ở phụ nữ mang thai. Người mẹ mắc bệnh lậu cũng có thể lây bệnh sang cho con mình qua đường máu, đường nhau thai, đường âm đạo nếu sinh thường.
Mẹ bầu bị bệnh lậu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ mà còn khiến trẻ có nguy cơ mắc các biến chứng: nếu mẹ bầu bị bệnh lâu trẻ sinh ra có thể bị nhiễm trùng da, mù mắt, ảnh hưởng đến tính mạng, thậm chí nhiều trẻ có thể bị chết lưu.
Ngoài những biến chứng nguy hiểm của bệnh lậu nêu trên đây giúp bạn giải đáp bệnh lậu để lâu có sao không thì bệnh lậu còn gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình cũng như sinh hoạt hàng ngày. Người mắc bệnh lậu mỗi khi quan hệ tình dục có thể gặp phải triệu chứng đau đớn, vùng kín có mùi hôi, có mủ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống quan hệ vợ chồng.
Làm thế nào để hạn chế những tác hại của bệnh lậu?
Để không phải lo lắng những biến chứng có thể gặp phải của bệnh lậu cũng như hạn chế nguy hiểm bệnh lậu gây nên bạn cần chú ý phát hiện và điều trị bệnh lậu đúng cách. Bạn có thể tham khảo những cách điều trị dưới đây sẽ giúp kiểm soát và đẩy lùi căn bệnh này một cách hiệu quả nhất.
- Nên có kế hoạch thăm khám và điều trị bệnh lậu sớm vì bệnh lậu có triệu chứng giống với nhiều bệnh phụ khoa, nam khoa khác do đó nhiều người bệnh chỉ phát hiện khi bệnh đã diễn biến nặng. Chính vì vậy làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lậu là hết sức cần thiết.
- Không nên dấu bệnh vì tâm lý e ngại hoặc chủ quan, tốt nhất ngay khi có triệu chứng bệnh bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa
- Trong quá trình điều trị bệnh bạn nên tuân thủ theo phác đồ các bác sĩ đưa ra tương ứng với mức độ, triệu chứng và tình trạng của mỗi người. Một số các loại thuốc bạn có thể được chỉ định sử dụng như: Ceftriaxone, Azithromycin, Vibramycin...
- Người bệnh cũng cần lưu ý bệnh lậu rất dễ bị tái phát nếu không áp dụng các biện pháp chăm sóc và dự phòng bệnh. Do đó bạn cần chú ý khi đang điều trị bệnh không nên quan hệ tình dục cho dù là quan hệ bằng hình thức nào, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.
- Sau khi điều trị khỏi hoàn toàn bạn nên kiêng quan hệ ít nhất trong vòng 1 tuần
- Ngay khi phát hiện bệnh lậu bạn nên thông báo với bạn tình của mình để được cùng điều trị, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Có thể thấy, với thắc mắc bệnh lậu để lâu có sao không thì bệnh lậu để lâu có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến đời sống hạnh phúc cá nhân. Do đó để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị bạn nên chú ý thăm khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu bất thường. Liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa qua số 0243.9656.999 để được hỗ trợ tư vấn thăm khám và điều trị.