[ TÌM HIỂU ] Bệnh HIV là gì ? Những con đường lây nhiễm mà ít ai biết
Bệnh HIV là bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm trong đó nam giới có tỉ lệ mắc cao hơn nữ giới. Khi mắc căn bệnh này virus sẽ tấn công vào hệ miễn dịch, khiến hệ miễn dịch dần suy giảm. Đây được xem là căn bệnh thế kỷ và là mối lo ngại cho toàn thế giới. Vậy bệnh HIV là gì, dấu hiệu nhận biết nhiễm HIV là như thế nào hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu: Bệnh HIV là gì?
Bệnh HIV là căn bệnh nguy hiểm là suy giảm hệ thống miễn dịch ở người do virus Human immunodeficiency virus infection (HIV) gây nên. Loại virus này gây tàn phá các tế bào máu có trong cơ thể có tên là CD4 hoặc tế bào Lympho. Thông thường các tế bào này giúp cơ thể chống lại bệnh tật hoặc các tác nhân từ bên ngoài.
Nếu cơ thể bị HIV xâm nhập nó sẽ khiến cơ thể bị yếu hơn, dễ bị các loại virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong năm 2016 có khoảng 36,7 triệu người mắc căn bệnh này trong đó có khoảng 2,1 triệu trẻ em dưới 15 tuổi.
Bệnh HIV có 2 tuýp là HIV-1 và HIV-2. Đây là căn bệnh mãn tính, do đó nếu mắc phải người bệnh sẽ xác định sống chung với nó cả đời. Theo nghiên cứu thời gian sống của người bị mắc HIV thường chỉ kéo dài khoảng 10 đến 15 năm. Càng về sau tình trạng bệnh của họ sẽ càng trở nên xấu đi và bước sang giai đoạn bị AIDS.
Nguyên nhân, con đường lây truyền bệnh HIV
Bệnh HIV khi mắc phải sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch ở người đồng thời còn gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó việc xác định nguyên nhân và con đường lây nhiễm bệnh là hết sức quan trọng và cần thiết. Các con đường lây nhiễm HIV có thể kể đến như:
1. Lây qua đường tình dục
Khi quan hệ tình dục sẽ có sự tiếp xúc với dịch thể của người mắc bệnh sang người khỏe mạnh như: dịch tiết sinh dục, máu của người mắc bệnh. Do đó dù người bệnh quan hệ bằng đường nào nếu không sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục không an toàn thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh đặc biệt là quan hệ bằng đường hậu môn.
Các hình thức quan hệ tình dục không an toàn có thể kể đến như: quan hệ không sử dụng các biện pháp phòng ngừa như sử dụng bao cao su, quan hệ với nhiều người nhất là những người có đời sống tình dục phức tạp, quan hệ tình dục ảnh hưởng của ma túy hoặc chất kích thích, những người mắc bệnh viêm loét như lậu, giang mai...
2. Lây qua đường máu
Bệnh HIV có thẻ dễ dàng lây truyền qua đường máu hoặc chế phẩm liên quan đến máu. Trong đó các hành vi khiến làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở con đường này như:
- Sử dụng các dụng cụ tiêm, chích qua da bao gồm dùng chung bơm kim tiêm, kim châm cứu, kim xăm trổ với người mắc bệnh.
- Dùng chung các đồ dùng cá nhân có thể dính máu như bàn chải đánh răng
- Máu của người bệnh dính vào vết thương hở hoặc các vết xầy xước của người khỏe mạnh
- Sử dụng các dụng cụ phẫu thuật, các dụng cụ khám chữa bệnh chưa được vệ sinh, diệt khuẩn đúng cách
- Sử dụng các chế phẩm có máu, các mô, tạng của người bệnh.
Nguyên nhân gây HIV này thường được đánh giá với tỉ lệ ít hơn bệnh lây qua đường tình dục.
3. Lây từ mẹ sang con
Bệnh HIV cũng như nhiều căn bệnh lây truyền khác có thể lây truyền từ mẹ sang con. Nguyên nhân người mẹ mắc bệnh HIV có thể lây sang con là do máu của người mẹ sang con qua nhau thai, nước ối, dịch ở tử cung hoặc âm đạo của người mẹ xâm nhập vào trẻ nhỏ ở niêm mạc mắt, hậu môn, mũi, da thậm chí trong 1 số trường hợp tuyến sữa hoặc ác vết nứt ở các núm vú của người mẹ khi cho con bú cũng là nguyên nhân gây bệnh.
4. HIV có lây qua nước bọt và đường ăn uống
HIV có thể lây truyền qua máu và dịch tiết của người bệnh sang người khỏe mạnh. Do đó nhiều người lo ngại việc lây nhiễm HIV qua đường nước bọt và đường ăn uống.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa của Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng thì các tiếp xúc thông thường ở đường miệng như: hôn má, chạm môi hoặc sử dụng các loại đồ uống thông thường thì đa số không gây lây nhiễm bệnh.
Cần lưu ý, các hành động đang hôn hoặc quan hệ qua đường miệng, dùng chung bàn chải đánh răng sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn.
Các giai đoạn phát triển của bệnh HIV
Bệnh HIV phát triển theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những dấu hiệu khác nhau. Việc phát hiện và xác định các giai đoạn phát triển bệnh sẽ khiến quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn.
- Giai đoạn HIV cấp tính: thường xuất hiện sau khoảng 2 đến 4 tuần nhiễm bệnh. Tuy nhiên những triệu chứng ở giai đoạn này không rõ ràng nên người bệnh thường bỏ qua mà không thăm khám, điều trị sớm.
- Giai đoạn HIV không có triệu chứng: thường xuất hiện sau khoảng 10 năm thậm chí có thể lâu hơn. Nếu người bệnh không được điều trị có thể sẽ khiến virus nhân lên trong cơ thể nhanh chóng.
- Giai đoạn cuối AIDS: Ở giai đoạn này virus HIV tấn công và gây nên tình trạng suy yếu hệ miễn dịch, cơ thể mất khả năng chống lại sự tấn công của virus, thời gian sống bị rút ngắn.
Bệnh HIV càng ở giai đoạn muộn về sau thì khả năng duy trì sự sống sẽ thấp dần đi, cơ thể sẽ không còn sức sống và khả năng đối mặt với nguy cơ bị tử vong cao.
Triệu chứng bệnh HIV ở giai đoạn sớm và giai đoạn muộn
Ở mỗi giai đoạn mắc bệnh HIV sẽ có những triệu chứng khác nhau. Nếu nhận biết bệnh HIV ở giai đoạn sớm thì việc chữa trị sẽ dễ dàng hơn, thời gian sống sẽ được kéo dài hơn.
1. Triệu chứng HIV giai đoạn sơ nhiễm
Ở giai đoạn này các triệu chứng thường không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua hoặc dễ bị nhầm lẫn. Trong đó triệu chứng nhận biết ban đầu được đánh giá là mệt mỏi, sau đó sẽ thấy sốt, đổ mồ hôi, sưng ở cổ, nách, bẹn, tiêu chảy, buồn nôn.. Cụ thể như sau:
- Mệt mỏi: khi mắc bệnh HIV ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ, thậm chí đã ngủ ngon mà bạn vẫn thấy mệt. Triệu chứng mệt mỏi này có thể kéo dài từ nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
- Đổ mồ hôi: thường bạn sẽ thấy có dấu hiệu đổ mồ hôi vào ban đêm. Ngoài ra bạn sẽ thấy có dấu hiệu bị sốt nhẹ, rùng mình, đau họng, đau cơ, đau đầu... nếu triệu chứng này kéo dài thì bạn nên đi khám các bác sĩ.
- Sưng ở cổ, nách hoặc bẹn: đây là phản ứng của cơ thể với tình trạng viêm nhiễm và là hiện tượng phổ biến ở các bệnh nhân mắc bệnh HIV. Thường người bệnh sẽ thấy có dấu hiệu sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc ở bẹn.
- Buồn nôn hoặc bị tiêu chảy: nếu bạn thấy triệu chứng này kết hợp với các triệu chứng trên thì nên đi khám các bác sĩ để được hỗ trợ chẩn đoán và có biện pháp chữa trị.
Các triệu chứng bệnh HIV ở giai đoạn đầu vừa khó nhận biết lại vừa dễ bị nhầm lẫn do đó bạn không nên chủ quan mà nên sớm có biện pháp ngăn chặn và chữa trị của bác sĩ.
2. Triệu chứng HIV giai đoạn nặng
Giai đoạn này các triệu chứng bệnh đã rõ ràng hơn, dễ nhận biết hơn. Tuy nhiên, người bệnh lại dấu diếm không dám đi khám khiến quá trình điều trị bệnh khó khăn và phức tạp hơn.
- Ho khan: đây là triệu chứng rất dễ bị bỏ quả hoặc nhầm lẫn với các bệnh viêm phổi, dị ứng, cảm cúm. Nếu sau khi điều trị các nguyên nhân này không hiệu quả thì bạn nên đi khám các bác sĩ để loại trừ HIV.
- Trên da xuất hiện các nốt có màu đỏ, hồng, nâu, tím: các nốt này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da như cánh tay, khuôn mặt, miệng, mũi. Các nốt này có vảy màu đỏ, giống như bị lở loét hoặc bị nổi cục. Các nốt này có thể kèm theo dấu hiệu bị cảm cúm.
- Viêm phổi: bệnh HIV có thể xuất hiện và làm suy giảm hệ miễn dịch do đó ở những bệnh nhân mắc HIV giai đoạn cuối thường sẽ thấy có dấu hiệu bị viêm phổi.
- Nấm miệng: Nấm miệng hay còn gọi là tưa miệng cũng là dấu hiệu HIV ở giai đoạn cuối. Người bệnh sẽ thấy có những đốm trắng hoặc các vết dị thường xuất hiện trong vòm miệng.
- Nấm trên móng tay: ở những bệnh nhân bị HIV giai đoạn cuối sẽ thấy có nấm ở móng tay, móng tay có màu vàng hoặc màu nâu.
- Sút cân không rõ nguyên nhân: ở những bệnh nhân mắc HIV ở giai đoạn đầu nếu thấy có dấu hiệu bị tiêu chảy thì giai đoạn sau dễ thấy có dấu hiệu bị sút cân. Đây là phản ứng mạnh trước những thay đổi của virus trong cơ thể.
- Mất trí nhớ, trầm cảm: Virus HIV ở giai đoạn cuối tác động và tác động vào khả năng nhận thức của não bộ và gây nên những triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến thần kinh do đó người bệnh sẽ thấy các dấu hiệu trầm cảm hoặc mất trí nhớ.
Các triệu chứng bệnh HIV giai đoạn nặng rõ ràng nhưng người bệnh cần vượt qua tâm lý e ngại để khám và chữa bệnh tránh gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Các biện pháp chẩn đoán, xét nghiệm bệnh HIV chính xác
Xét nghiệm, chẩn đoán bệnh HIV là cách hiệu quả giúp quá trình điều trị được hiệu quả và hạn chế biến chứng có thể xảy ra. Hiện nay, đã có nhiều phương pháp xét nghiệm bệnh HIV như:
- Xét nghiệm kháng thể: các bác sĩ sẽ xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzyme (ELISA) nếu kết quả (+) sẽ được làm lại, nếu tiếp tục (+) sẽ được xác nhận bằng phương pháp như: Western blot hoặc miễn dịch huỳnh quang.
- Xét nghiệm trực tiếp: Đây là xét nghiệm kháng nguyên (p24), xét nghiệm acid nucleic tế bào lympho máu ngoại ci và phản ứng polymerase, nuôi cấy HIV.
- Các xét nghiệm máu: giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch, đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tế bào máu toàn phần, tốc độ máu lắng, microglobulin beta huyết thanh, kháng nguyên p24...
- Các xét nghiệm khác: nhằm phát hiện các bệnh lây qua đường tình dục, giang mai, lao, viêm gan B...
Việc xét nghiệm HIV phải được thực hiện sớm ngay khi người bệnh quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với những người không biết rõ tình trạng sức khỏe, tiêm chích ma túy hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác.
Phương pháp điều trị bệnh HIV hiệu quả hiện nay
Bệnh HIV là căn bệnh nguy hiểm có thể để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Không những thế bệnh còn gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy hiểm đến tính mạng. Người mắc bệnh cần vượt qua tâm lý e ngại, xấu hổ đến khám và chữa trị sớm.
Các biện pháp chữa HIV hiện nay khá phức tạp và tốn kém mà chỉ giúp kéo dài sự sống chứ không chữa khỏi hoàn toàn được bệnh. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:
1. Dùng thuốc chữa bệnh HIV
Các loại thuốc này chỉ có tác dụng giúp ức chế sự phát triển của virus chứ không tiêu diệt hoàn toàn được virus gây bệnh.
Thuốc chống virus: giúp ức chế sự phát triển của virus ở các giai đoạn khác nhau trong vòng đời của chúng. Một số loại thuốc chứa chất ức chế men phiên mã ngược tương tự nucleosid (NNRTI), các chất ức chế protease (PI), chất ức chế men phiên mã ngược phi nucleosid (NNRTI), các chất ức chế hoà nhập...
Thuốc điều hòa hệ miễn dịch bao gồm: Ioprinasine, Alpha-interferon, interleukin 2...
Thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cơ hội
2. Trị liệu bổ sung
Bên cạnh việc dùng thuốc người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp trị liệu bổ sung như: chế độ dinh dưỡng tốt, nghỉ ngơi điều độ, sử dụng liệu pháp vitamin, liệu pháp vi lượng và châm cứu.
Phòng ngừa mắc bệnh HIV hiệu quả
Bệnh HIV có thể phòng ngừa được một cách hiệu quả nếu người bệnh có những biện pháp chăm sóc dưới đây:
- Nắm vững những con đường lây lan của virus gây bệnh HIV để hạn chế nguồn lây nhiễm
- Không nên sử dụng các chất kích thích, ma túy sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và hành động của bản thân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tăng cao hơn
- Khi quan hệ tình dục phải dùng các biện pháp phòng ngừa an toàn như sử dụng bao cao su
- Không nên quan hệ bừa bãi với nhiều bạn tình mà không biết bạn tình có nguy cơ mắc bệnh hay không
- Không nên chạm tay vào dịch nhầy của người khác đặc biệt là khi tay có vết thương hở
- Không sử dụng bơm kim tiêm với người khác, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác
Bệnh HIV hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm do đó các biện pháp phòng ngừa bệnh là hết sức quan trọng và cần thiết. Hy vọng với những chia sẻ trên đây về căn bệnh thế kỷ này sẽ giúp bạn có những thông tin và kiến thức để bảo vệ bản thân đặc biệt thăm khám sớm khi nghi ngờ mắc bệnh.