[ Bật mí ] 5 dấu hiệu nhận biết bệnh lậu ở nam giới và nữ giới
Dấu hiệu bệnh lậu ở giai đoạn đầu thường không rõ rệt vì ít nhất sau khoảng 2 đến 14 ngày cơ thể mới bắt đầu có triệu chứng. Nếu mắc bệnh càng nặng các triệu chứng càng xuất hiện sớm. Việc phát hiện biểu hiện bệnh lậu càng sớm khả năng chữa trị hiệu quả và biến chứng sẽ hạn chế.
Bệnh lậu là bệnh gì?
Theo Tờ Thông tin của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) bệnh lậu là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, có nguy cơ lây nhiễm cho cả nam và nữ giới. Ngoài cơ quan sinh dục, hậu môn bệnh còn còn gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục bên ngoài, trực tràng, cổ họng. Mỗi bộ phận nhiễm bệnh sẽ có dấu hiệu bệnh lậu khác nhau.
Bệnh lậu xuất hiện là song cầu khuẩn lậu gây nên, loại song cầu khuẩn lậu này có tên là Neisseria gonorrhoeae hay gonococcus. Loại vi khuẩn này thường thích trú ẩn ở những nơi ẩm ướt như âm đạo, cổ tử cung, hậu môn, đường tiết niệu của nam giới…
Lậu được chia làm 2 loại là bệnh lậu cấp tính và bệnh lậu mãn tính. Mỗi giai đoạn lại có những triệu chứng và biến chứng khác nhau. Nhưng giai đoạn mãn tính là giai đoạn nguy hiểm để lại nhiều biến chứng nặng nề.
Dấu hiệu bệnh lậu ở cơ quan sinh dục nam giới và nữ giới
Tỉ lệ người mắc bệnh lậu xuất hiện ở bộ phận sinh dục có lẽ là nhiều nhất. Vì đây là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục là chủ yếu. Nam giới, nữ giới lại có những biểu hiện bệnh lậu ở bộ phận này khác nhau.
Dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh lậu cao hơn nữ giới, do thói quen quan hệ tình dục không an toàn nhiều hơn. Đa số nam giới bị bệnh lậu thường không để ý đến bệnh hoặc nhầm lẫn triệu chứng bệnh lậu với những bệnh khác. Các dấu hiệu bệnh lậu mà bạn có thể nhận biết như:
- Chảy mủ ở bộ phận sinh dục: Khi bị vi khuẩn lậu tấn công, đường tiết niệu, hệ thống bài tiết ở cơ quan sinh dục nam giới cũng bị sưng, viêm, lở loét và gây chảy mủ ở dương vật. Nam giới sẽ thấy đầu dương vật chảy mủ như nhựa chuối, màu hơi ngả xanh, thường xuất hiện vào sáng sớm hoặc lẫn trong nước tiểu.
- Đi tiểu khó khăn: Nam giới sẽ thấy các dấu hiệu khó khăn khi đi tiểu như: tiểu khó, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, đau khi đi tiểu, nóng rát, châm chích mỗi lần đi tiểu… Nguyên nhân là do vi khuẩn tấn công vào niệu đạo, hệ bài tiết bị tổn thương.
- Nước tiểu có lẫn máu: Khi vi khuẩn tấn công vào cơ quan sinh dục tình trạng viêm nhiễm sẽ gây chảy máu và xuất hiện kèm với nước tiểu.
- Viêm mào tinh hoàn: Một vài trường hợp bị bệnh lậu nhưng không thấy có các biểu hiện bệnh lậu nêu trên. Lúc này bạn hãy quan sát tinh hoàn, phần da xung quanh bùi, khả năng bạn sẽ bị viêm mào tinh hoàn, đau háng, sưng đau tinh hoàn.
- Đau, sưng dương vật: Tình trạng viêm nhiễm vi khuẩn lậu ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong đó dương vật là một trong những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bệnh. Bạn sẽ thấy đau hoặc sưng ở lỗ niệu đạo, dương vật có nốt…
Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới
Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Theo thống kê có đến 80% nữ giới bị mắc bệnh lậu mà không có biểu hiện gì cả. Hơn nữa vì tâm lý e ngại nên chị em không chú ý, chia sẻ những triệu chứng này.
- Dịch tiết âm đạo bất thường: Nguyên nhân là do các vi khuẩn tấn công tử cung và gây viêm nhiễm, lúc này sẽ tiết ra chất nhầy. Chị em sẽ thấy ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín, dịch âm đạo có màu vàng đặc, màu vàng hơi ngả xanh…
- Đau khi quan hệ tình dục: Khi bị vi khuẩn lậu tấn công sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm, vùng kín có triệu chứng sưng đau. Chính bởi vậy mà mỗi lần quan hệ tình dục hoặc sử dụng tampon chị em sẽ thấy đau nhức, khó chịu.
- Đau rát khi đi tiểu tiện: Cũng giống như nam giới, nữ giới nếu không may bị bệnh lậu có thể bị viêm niệu đạo, ống dẫn nước tiểu, bàng quang. Do đó chị em sẽ thấy đau rát khi đi tiểu, có mủ màu vàng sẫm kèm theo.
- Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt: Vi khuẩn lậu cũng có thể tấn công cổ tử cung và gây nên tình trạng chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt. Chị em cần phân biệt triệu chứng này với các bệnh như: hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ cổ tử cung, mệt mỏi…
Dấu hiệu bệnh lậu ở những bộ phận khác
Ngoài việc xuất hiện ở cơ quan sinh dục của nam giới và nữ giới, bệnh lậu còn có nguy cơ xuất hiện ở một số bộ phận khác trên cơ thể như: miệng, mắt, hậu môn… Bạn có thể nhận biết bệnh lậu ở những bộ phận này thông qua các biểu hiện như:
Bệnh lậu ở miệng
Xuất hiện các nốt lậu ở trong miệng, môi, lợi. Về hình dáng, các nốt này giống với nốt nhiệt miệng thông thường nhưng thực chất lại nguy hiểm hơn nhiệt miệng rất nhiều. Nguyên nhân là do quan hệ bằng đường miệng, dùng chung cốc nước, bàn chải đánh răng…
Triệu chứng bệnh lậu ở nhiệt rất dễ gây nhầm lẫn: Ở vùng niêm mạc vòm họng xuất hiện những nốt loét nhỏ, đau rát cổ họng, sưng amidan, lưỡi xuất hiện bựa trắng, miệng có mùi hôi, ăn không ngon miệng, nổi hạch ở cổ họng…
Bệnh lậu ở mắt
Thường ít gặp, nhưng cũng không phải là không có. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lậu ở mắt là dùng chung khăn mặt, lây truyền từ mẹ sang con, vô tình bị vi khuẩn dính lên mắt.
Các triệu chứng kèm theo như: mắt bị viêm và sưng phù, có dịch mủ bám ở vành mắt không mở ra được, đau nhức mắt và thị lực càng ngày càng suy giảm.
Bệnh lậu ở hậu môn
Có một số người thường xuyên có thói quen quan hệ tình dục bằng đường hậu môn. Lúc này có ảnh hưởng đến các bộ phận như trực tràng, triệu chứng là gây ngứa và chảy máu ở hậu môn. Ngoài ra bạn còn bị tiêu chảy và đau khi đi vệ sinh.
Xem Thêm : [ Tổng hợp ] 10 Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới dễ nhận biết nhất
Cách khắc phục các dấu hiệu bệnh lậu
Mặc dù là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhưng với sự phát triển của y học hiện nay đã có rất nhiều phương pháp điều trị dứt điểm các triệu chứng, dấu hiệu bệnh lậu gây nên.
1. Phương pháp dân gian
Đây là phương pháp tiết kiệm chi phí nhưng chỉ giúp giảm triệu chứng của bệnh chứ không giúp bạn chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Bạn có thể tham khảo cách chữa bệnh lậu bằng hoa cúc dại, tinh dầu cây trà, giấm táo, tỏi, măng cụt…
Lời khuyên của bác sĩ chuyên gia: bạn nên áp dụng đồng thời phương pháp này với các phương pháp điều trị bệnh bằng y học hiện đại.
2. Điều trị bệnh lậu bằng thuốc
Với những trường hợp bệnh lậu ở giai đoạn nhẹ, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn để điều trị bệnh lậu: Ceftriaxone 250mg, Spectinomycin 2g, Cefotaxime 1g sử dụng tiêm một liều duy nhất, Ciprofloxacin 500mg, Cefixim 400mg, Doxycyclin 100mg, Tetraxyclin 500mg, Erythromycin 500mg, Azithromycin 500mg.
Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về dùng để tránh những tác dụng phụ, bệnh trở nên nặng hơn. Ngoài ra bệnh sẽ cần nhiều thời gian điều trị mà vẫn có khả năng tái phát.
Xem Thêm : [ Chia sẻ ] Bệnh lậu lây qua đường nào ? 6 con đường thường gặp
3. Chữa bệnh lậu bằng phương pháp ngoại khoa
Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị bệnh lậu, hỗ trợ tăng cường hấp thu thuốc. Bạn có thể sử dụng vật lý trị liệu để ngăn chặn sự phát triển của ký sinh trùng, tiêu diệt sự sống của chúng và ngăn chặn tái phát.
Đây là phương pháp không gây đau đớn, giúp rút ngắn thời gian chữa bệnh và phục hồi sức khỏe, không có tác dụng phụ.
Bạn cần phải phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ để thực hiện đúng liệu trình.
Ngoài ra để việc chữa trị hiệu quả bạn nên quan hệ tình dục an toàn, không sử dụng chung đồ dùng các nhân, tránh tiếp xúc với người bệnh, vệ sinh bộ phận nhiễm bệnh sạch sẽ và đúng cách…
Những dấu hiệu bệnh lậu cần được chữa trị và can thiệp càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm đồng thời tránh ảnh hưởng đến hoạt động, sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn nghi ngờ mình có dấu hiệu của bệnh lậu hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa theo số điện thoại: 0243.9656.999