{ Tổng hợp } 5 cách điều trị bệnh sùi mào gà tại nhà an toàn & hiệu quả
Điều trị bệnh sùi mào gà tại nhà là một trong những cách mà nhiều người áp dụng hiện nay. Đây được đánh giá là cách chữa sùi mào gà hiệu quả, tốn ít chi phí, cách thực hiện đơn giản. Thế nhưng thực tế phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà tại nhà thế nào, hiệu quả ra sao bạn có thể tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Có nên điều trị bệnh sùi mào gà tại nhà ?
Sùi mào gà là căn bệnh do virus HPV gây nên chủ yếu là khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với bệnh hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Hiện nay, y học vẫn chữa có loại thuốc tiêu diệt virus gây bệnh sùi mào gà khỏi hoàn toàn. Vậy việc điều trị sùi mào gà tại nhà có thực sự đem lại hiệu quả?
Hiện nay để điều trị bệnh sùi mào gà các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các nốt sùi ở bên ngoài, đồng thời tăng sức đề kháng của cơ thể và giảm nguy cơ bệnh sùi mào gà tái phát trở lại. Nếu người bệnh mắc sùi mào gà không được điều trị đúng cách sẽ có nguy cơ bị tái phát, tăng chi phí và để lại nhiều nguy cơ biến chứng.
Theo các bác sĩ chuyên khoa cao cấp của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng thì cách chữa sùi mào gà tại nhà không thể giúp chữa khỏi bệnh triệt để. Người bệnh không nên tự ý áp dụng mà nên thăm khám khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, loại bỏ những tổn thương và ngăn sự phát triển rộng.
Không những thế nếu người bệnh có sức đề kháng yếu, tình trạng bệnh đã nặng áp dụng những biện pháp chữa trị tại nhà có thể đối mặt với nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
- Bạn có thể bị tổn thương ở cơ quan quan sinh dục
- Các u nhú phát triển mạnh sẽ gây nên những đau đớn, khó chịu, chảy máu mỗi lần va chạm. Lúc này người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn, chảy máu.
- Chị em phụ nữ khi mang thai nếu mắc bệnh sùi mào gà tự ý áp dụng điều trị bệnh sùi mào gà tại nhà có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
- Nam giới khi mắc bệnh sùi mào gà sẽ có nguy cơ đối mặt với ung thư dương vật, nữ giới sẽ có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.
Bạn có thể tham khảo cách chữa bệnh sùi mào gà tại nhà, tuy nhiên tốt nhất vẫn cần tư vấn các bác sĩ chuyên khoa y tế trước khi áp dụng và được hướng dẫn áp dụng đúng cách.
5 cách điều trị bệnh sùi mào gà tại nhà hiệu quả
Có rất nhiều cách điều trị bệnh sùi mào gà tại nhà. Những cách này thường áp dụng phù hợp với những bệnh nhân mới mắc sùi mào gà, triệu chứng sùi mào gà còn nhẹ. Chữa bệnh sùi mào gà bằng phương pháp dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thay thế được phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
1. Cách chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc
Nguyên tắc chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc là tuân thủ tuyệt đối theo sự hướng dẫn, chỉ định của các bác sĩ, chuyên khoa uy tín. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị vì có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, những tác dụng phụ không mong muốn.
Với những trường hợp bị bệnh sùi mào gà ở những vị trí nhạy cảm như vùng kín, hậu môn thì cần dùng 1 lượng nhỏ, không nên tự ý tăng liều vì có thể sẽ có tác dụng phụ như: phù nề, đau rát.
Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà như:
- Podophyllin 25% xuất xứ Thái Lan. Bạn chấm trực tiếp vào nốt sùi mào gà, chúng sẽ biến mất sau khoảng 4 đến 5 ngày.
- Trichloactic acid được sản xuất bởi bệnh viện Da liễu TP.HCM với nồng độ 50% và chỉ dùng với sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc Imiquimod (Aldara và Zyclara): là loại thuốc kích thích hệ miễn dịch, chống lại sự tăng trưởng bất thường trên da, nên dùng với liều lượng vừa phải và chỉ dùng 3 lần/ tuần.
Lưu ý: Khi dùng thuốc bạn nên vệ sinh sạch sẽ bộ phận bị bệnh sùi mào gà để tránh lây lan và viêm nhiễm.
2. Chữa sùi mào gà bằng lá tía tô
Điều trị bệnh sùi mào gà tại nhà bằng lá tía tô cũng là cách mà nhiều người áp dụng. Từ xa xưa lá tía tô đã được sử dụng trong việc khám và điều trị các bệnh, có tác dụng giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Để chữa sùi mào gà bằng lá tía tô bạn hãy chuẩn bị 100g lá này rồi đem ngâm với nước muối khoảng 5 phút rồi để ráo nước. Bạn giã nát lá tía tô rồi đắp vào các nốt sùi, cố định bằng băng gạc khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Mỗi ngày có thể thực hiện 2 đến 3 lần.
3. Chữa sùi mào gà bằng tỏi
Thành phần trong tỏi có tính kháng khuẩn cao, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể do đó có thể dùng trị sùi mào gà tại nhà hiệu quả.
Bạn có thể giã nát các tép tỏi rồi đắp lên những nốt u sùi mào gà. Bạn không cần đắp tỏi lên các nốt sùi mào gà quá lâu vì có thể sẽ bị phồng rộp, tổn thương. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung tỏi vào thực đơn, bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh sùi mào gà tái phát.
4. Chữa sùi mào gà bằng khoai tây
Khoai tây không chỉ là nguyên liệu để chế biến ra món ăn ngon mà còn giúp điều trị bệnh sùi mào gà hiệu quả. Thành phần trong khoai tây sẽ giúp giảm đau, hạn chế sự phát triển của các nốt sùi.
Bạn chỉ cần cắt lát mỏng khoai tây rồi đắp vào vùng tổn thương hoặc ép khoai tây dùng gạc thấm lên các nốt sùi. Nên thực hiện cách này khoảng 2 tháng kiên trì mới có thể thấy được hiệu quả.
5. Trị bệnh sùi mào gà tại nhà bằng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có tác dụng kháng khuẩn, mang lại hiệu quả tốt để chống lại virus gây nên mụn cóc, mụn sùi mào gà hiệu quả.
Bạn chỉ cần thoa trực tiếp 1 giọt tinh dầu tràm trà lên trực tiếp các nốt mụn sùi. Nên thoa nhiều lần trong ngày và duy trì trong vài tuần. Tuy nhiên, tràm trà có thể gây bỏng da nên cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Trên đây là một số cách điều trị bệnh sùi mào gà tại nhà hiệu quả, nhưng trước khi áp dụng bạn vẫn nên tư vấn các bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý vệ sinh vùng bệnh đúng cách, tránh quan hệ tình dục thô bạo, thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.