[ Tổng hợp ] 10+ dấu hiệu polyp hậu môn phổ biến dễ nhận biết nhất hiện nay

Mục lục chính [Ẩn]

    Nhận biết sớm dấu hiệu polyp hậu môn để có hướng đi thăm khám và chữa trị kịp thời là việc vô cùng quan trọng. Polyp hậu môn không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống mà còn ảnh hưởng về sức khỏe, nguy cơ phát triển ung thư hậu môn trực tràng. Dưới đây là tổng hợp về các dấu hiệu bệnh polyp hậu môn mà người bệnh có thể nhận biết để thăm khám chuyên khoa càng sớm càng tốt.

    Nhận biết dấu hiệu polyp hậu môn thường gặp nhất

    Dấu hiệu polyp hậu môn thường không quá rõ ràng và dễ nhầm lẫn với triệu chứng các bệnh hậu môn khác. Tuy nhiên, nếu chú ý đến sức khỏe, bạn hoàn toàn có thể phát hiện ra những thay đổi về thói quen đại tiện và sức khỏe chung khi mắc bệnh.

    Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng - Nguyên Phó Giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương - Phụ trách chuyên môn tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Polyp hậu môn là các khối u lồi ở hậu môn trực tràng có hình tròn hoặc hình elip, có cuống và có khả năng di động trong ống hậu môn. Nguyên nhân hình thành các khối u này thường do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc hậu môn, có thể gặp phải ở mọi độ tuổi nhưng tỷ lệ nhiều nhất vẫn là người cao tuổi.

    Trong nhiều trường hợp, người bệnh chỉ phát hiện ra các khối polyp hậu môn khi đi thăm khám, nội soi hậu môn trực tràng. Tuy nhiên, nếu gặp phải những triệu chứng dưới đây thì có thể bạn đã bị polyp hậu môn.

    1. Dấu hiệu bệnh polyp hậu môn - Đại tiện ra máu

    Dấu hiệu polyp hậu môn rõ ràng nhất là tình trạng đi ngoài ra máu. Máu đỏ tươi thường dính trên giấy vệ sinh hoặc dính trên phân. Tuy nhiên, máu không chảy nhỏ giọt hay thành tia như bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn.

    Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân chỉ bị đại tiện ra máu nhưng không có triệu chứng táo bón hay tiêu chảy kèm theo.

    2. Dấu hiệu bị polyp hậu môn - Đi ngoài ra phân lỏng  

    Bệnh nhân khi bị polyp hậu môn ở vị trí trực tràng thấp và sát ngay hậu môn có thể gặp phải triệu chứng đi ngoài ra phân lỏng. Đặc biệt, khối polyp phát triển kích thước lớn có thể gây hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân sẽ bị đại tiện nhiều lần trong ngày, đại tiện ra phân lỏng.

    3. Dấu hiệu polyp hậu môn - Đau quặn bụng

    Khối polyp phát triển lớn sẽ gây cộm vướng và chèn ép lên các bộ phận khác trong ống hậu môn trực tràng. Bệnh nhân có thể bị bán tắc ruột hoặc bị tắc hoàn toàn ở ruột dẫn đến những cơn đau bụng quặn, dữ dội.

    4. Dấu hiệu nhận biết polyp hậu môn - Sa trực tràng

    Polyp hậu môn không được phát hiện và điều trị sớm, khối polyp to với số lượng nhiều tạo áp lực lớn kéo niêm mạc ruột. Lúc này, niêm mạc ruột sẽ bị tách dần khỏi các tầng cơ và có hiện tượng sa xuống - còn gọi là hiện tượng trực tràng.

    5. Biểu hiện của polyp hậu môn - Thay đổi đặc điểm phân

    Bệnh nhân polyp hậu môn thường bị thay đổi về tính chất phân. Theo đó, phân thay đổi về màu sắc, chuyển màu đen hoặc có lẫn máu. Tuy nhiên, cần phân với triệu chứng bệnh với hiện tượng màu sắc phân thay đổi do thực phẩm chức năng bổ sung sắt hay thức ăn làm chuyển màu phân.

    Ngoài ra, bệnh nhân polyp hậu môn còn có thể gặp phải các triệu chứng toàn thân như sốt, buồn nôn và nôn, thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

    Dấu hiệu polyp hậu môn có nguy hiểm không?

    Những dấu hiệu polyp hậu môn nếu không sớm được chữa trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, trong đó cần đặc biệt lưu ý biến chứng ung thư hậu môn trực tràng.

    • Đối với polyp tuyến (u tuyến): Đây không phải là dạng khối u ác tính nhưng lại có nguy co cao tiến triển thành ung thư. Để ngăn ngừa biến chứng này, người bệnh nên tiến hành thăm khám và phẫu thuật cắt polyp càng sớm càng tốt.
    • Đối với polyp tăng sản: Thường là khối polyp lành tính, ít có nguy cơ phát triển u ác tính hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn nên đi thăm khám và điều trị để không gặp phải khó chịu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
    • Biến chứng sa trực tràng: Polyp hậu môn số lượng nhiều và kích thước lớn không điều trị sẽ ảnh hưởng đến chức năng đào thải phân ra ngoài, dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài. Bệnh nhân không chỉ gặp khó khăn khi đại tiện, phải rặn mạnh do táo bón gây chảy máu và khuynh hướng bị sa trực tràng.
    • Suy giảm sức khỏe: Đại tiện có lẫn máu kéo dài khiến bệnh nhân bị mất máu, lâu ngày dẫn đến thiếu máu máu mãn tính, cơ thể xanh xao, suy nhược,...

    Xem thêm : Có nên cắt polyp hậu môn hay không ? 5 + lợi ích bạn nên biết

    Phải làm sao khi có dấu hiệu polyp hậu môn?

    Polyp hậu môn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan. Nếu nhận thấy những dấu hiệu polyp hậu môn cần đi thăm khám sớm để chẩn đoán tình trạng bệnh và điều trị kịp thời.

    Để chẩn đoán polyp hậu môn, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện nội soi hậu môn trực tràng, xét nghiệm phân cùng một số hạng mục cần thiết khác để xác định loại polyp cùng hướng xử lý phù hợp. Phương pháp điều trị polyp hậu môn chủ yếu là phẫu thuật cắt loại bỏ khối polyp đồng thời kết hợp điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống để ngăn ngừa bệnh tái phát.

    Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, các bác sĩ đã và đang áp dụng cắt polyp hậu môn bằng phương pháp sóng cao tần HCPT II.

    • Độ an toàn cao: Kỹ thuật HCPT II mang đến sự an toàn cao nhất cho bệnh nhân, không ảnh hưởng đến cơ thắt nên bảo toàn được chức năng hậu môn.
    • Thủ thuật ít xâm lấn: Kỹ thuật HCPT II tác động theo nguyên lý xâm lấn tối thiểu, giúp cầm máu, hạn chế tối đa đau đớn, hồi phục nhanh, hạn chế nguy cơ biến chứng.
    • Hiệu quả cao: Sóng cao tần cắt bỏ triệt để khối polyp, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
    • Thực hiện nhanh: Thời gian cắt polyp hậu môn chỉ khoảng 15-20 phút, không gây khó chịu và ảnh hưởng quá nhiều. Sau thủ thuật, bệnh nhân có thể ra về luôn mà không cần nằm lại viện.

    Mọi người đều có thể chủ động làm giảm nguy cơ mắc và phát triển polyp hậu môn trực tràng bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể:

    • Thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều chất xơ từ ranh xanh, hoa quả, trái cây cùng chế độ ít chất béo.
    • Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chất kích thích, rượu bia thuốc lá…
    • Giữ cơ thể ở trọng lượng bình thường vì béo phì sẽ làm tăng áp lực lên hậu môn, tư đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hậu môn trực tràng.
    • Vệ sinh hậu môn đúng cách, sạch sẽ nhất là sau khi đi đại tiện.
    • Không được nhịn đại tiện, không nên rặn mạnh khi đi đại tiện.
    • Duy trì thói quen đại tiện đúng giờ, lành mạnh.
    • Thăm khám sức khỏe thường xuyên để chủ động bảo vệ và phát hiện sớm bệnh lý (nếu có).

    Các dấu hiệu polyp hậu môn thường không rõ ràng và điển hình nhưng bệnh nhân hoàn toàn thể dựa trên dấu hiệu để có hướng đi thăm khám sớm nhất. Phẫu thuật cắt polyp hậu môn là cách điều trị bệnh tốt nhất, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ ung thư phát triển. Để bác sĩ có thể tư vấn kỹ hơn, liên hệ ngay về hotline 0243.9656.999 hoặc chát với bác sĩ TẠI ĐÂY ngay hôm nay.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status