Viêm tuyến bartholin tái phát: Nguyên nhân & cách điều trị triệt để
Viêm tuyến bartholin tái phát tình trạng viêm nhiễm tại tuyến bartholin không được điều trị dứt điểm từ đầu mà dẫn đến tái phát nhiều lần. Theo đó, việc chữa trị không hiệu quả, không dứt điểm có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt, sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Vậy viêm tuyến bartholin bị vỡ mủ tái phát nguyên nhân do đâu? Phác đồ điều trị viêm tuyến bartholin như thế nào?
Viêm tuyến bartholin tái phát do đâu?
Tuyến bartholin đóng vai trò quan trọng tiết chất nhầy bề mặt môi âm đạo để bôi trơn và giữ ẩm khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, tuyến này lại rất dễ bị viêm nhiễm dẫn đến tình trạng sưng phù một hay cả hai bên âm đạo.
Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới bị viêm tuyến bartholin chiếm đến 2% tổng số bệnh phụ khoa thường mắc phải, trong đó có đến 75% trường hợp bị tái phát nhiều lần. Vậy nguyên nhân gây viêm tuyến bartholin tái phát nguyên nhân do đâu?
- Vệ sinh vùng kín không tốt: Sau khi điều trị, chị em không duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ, không đúng cách, thụt rửa âm đạo nhiều hay sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh…chính là điều kiện thuận lợi để tác nhân có hại xâm nhập và gây viêm tái phát.
- Viêm âm đạo: Tình trạng viêm nhiễm tại âm đạo không được điều trị mà kéo dài lâu ngày có thể đưa vi khuẩn xâm nhập và gây viêm tuyến bartholin. Đặc biệt, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản là đối tượng dễ mắc viêm nhiễm phụ khoa nhất.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Nang tuyến bartholin tái phát cũng có thể do chị em quan hệ tình dục không an toàn. Theo đó, các tác nhân có hại có thể xâm nhập và tấn công trong quá trình quan hệ, gây ra các bệnh phụ khoa, bệnh xã hội bao gồm viêm tuyến bartholin.
- Tắc ống tuyến: Viêm tuyến bartholin không điều trị dứt điểm từ đầu, chất dịch tuyến vẫn ứ đọng bên trong, tích tụ hình thành các u nang tuyến bartholin cũng khiến bệnh tái phát trở lại.
- Không tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Sau khi điều trị, việc chị em không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về phác đồ điều trị, bỏ dở điều trị hay chăm sóc vệ sinh không đúng cách…cũng là nguyên nhân khiến nang tuyến bị viêm trở lại.
Dấu hiệu viêm tuyến bartholin tái phát cần lưu ý
Như đã chia sẻ, viêm tuyến bartholin là tình trạng sưng đau ở một hay cả hai bên âm đạo. Vậy khi viêm tuyến bartholin tái phát thì triệu chứng nhận biết như thế nào?
- Một hoặc hai bên âm đạo nổi cục sưng đau.
- Tuyến bartholin bị viêm không đảm bảo chức năng tiết dịch, gây đau rát khi quan hệ.
- Bệnh nhân dễ bị rối loạn tiểu tiện gây tiểu buốt, tiểu đau, tiểu rắt…do bàng quang bị kích thích.
- Tuyến bartholin sưng to, sờ thấy cứng và chảy mủ hôi tanh.
- Trường hợp viêm tuyến bartholin bị nang hóa sẽ hình thành các khối nang ở vùng bẹn. Tình trạng nhiễm khuẩn nặng có thể tiến triển thành các khối apxe chứa mủ và gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Phác đồ điều trị viêm tuyến bartholin tái phát
Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm tuyến bartholin tái phát nếu không can thiệp điều trị hiệu quả có thể dẫn đến những nguy hại khôn lường tới khả năng sinh sản, sức khỏe và đời sống sinh hoạt của chị em. Vậy phác đồ điều trị viêm tuyến bartholin như thế nào thì hiệu quả dứt điểm.
1. Viêm tuyến bartholin uống thuốc gì?
Phương pháp nội khoa được chỉ định cho các trường hợp viêm tuyến bartholin có tái phát nhưng chưa quá nặng. Sau khi thăm khám cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc chuyên khoa, kháng sinh, tiêu viêm liều lượng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh ở mỗi người.
Để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, trong thời gian dùng thuốc, chị em cần tuân thủ theo đúng phác đồ chỉ định. Tuyệt đối không bỏ dở liệu trình hay tự ý dùng thêm các loại thuốc khác không được kê đơn.
2. Cách điều trị viêm tuyến bartholin tại nhà
Với các trường hợp viêm tuyến bartholin nhẹ, triệu chứng mới khởi phát có thể áp dụng một số mẹo chữa viêm tuyến bartholin tại nhà dưới đây.
Chữa viêm tuyến bartholin bằng lá táo
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá táo chua + 1 nhúm muối + 50-70ml nước lọc + gạc y tế, chày, cối, cồn 70 độ.
- Bước 2: Giã nhuyễn lá táo và muối, sau đó thêm chút nước vào trộn đều. Chắt riêng nước và lấy phần bã cho vào miếng gạc.
- Bước 3: Làm sạch vùng kín và lau khô, dùng cồn đã chuẩn bị để sát trùng vùng kín.
- Bước 4: Dùng miếng gạc bọc phần bã lá táo sau đó đắp vào vùng âm hộ. Sau đó cố định lại với băng y tế. Lặp lại như vậy một ngày 2 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chữa viêm tuyến bartholin bằng trầu không
Lá trầu không là loại thảo dược quen thuộc được nhiều chị em phụ nữ sử dụng trong điều trị viêm phụ khoa, trong đó có bệnh viêm tuyến bartholin.
Cách thực hiện:
Dùng lá trầu không đã rửa sạch, cho vào nồi đun sôi cùng chút muối. Sau đó đợi nước ấm và dùng để rửa âm đạo.
3. Mổ viêm tuyến bartholin
Đối với các trường hợp viêm tuyến bartholin tái phát quá 2 lần và kèm theo các u nang đã phát triển lớn thì việc điều trị bằng thuốc sẽ không mang lại hiệu quả cao. Khi đó, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định tiến hành phẫu thuật mổ nang tuyến bartholin để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.
Phương pháp rạch bóc nang tuyến giúp lỗ tuyến bartholin được thông thoáng, mủ được dẫn lưu toàn bộ ra ngoài, chấm dứt tình trạng tắc nghẽn. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ hoàn toàn tuyến bartholin nhằm đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân.
Viêm tuyến bartholin bao lâu thì khỏi?
Phẫu thuật rạch bóc nang tuyến bartholin có thể kéo dài từ 30 phút đồng thời phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm nặng nhẹ và áp dụng phương pháp bóc tách nào. Sau khi phẫu thuật tuyến bartholin sẽ cần một khoảng thời gian ít nhất 3 tuần để có thể hồi phục. Do đó, viêm tuyến bartholin bao lâu thì khỏi sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ viêm, sức khỏe bệnh nhân, cơ địa hồi phục, tay nghề bác sĩ thực hiện cũng như phương pháp điều trị…
Phòng ngừa viêm tuyến bartholin tái phát như thế nào?
Nang tuyến bartholin tái phát có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như khả năng sinh sản cho bệnh nhân. Do đó, ngoài việc thăm khám sớm và điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh dưới đây.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, luôn giữ “cô bé” được khô thoáng, dùng dung dịch vệ sinh phù hợp. Khi lau rửa vùng kín, cần lau từ trước ra sau (tức là từ vùng kín ra hậu môn) để hạn chế vi khuẩn có hại xâm nhập từ hậu môn sang vùng kín và gây viêm nhiễm.
- Không thụt rửa âm đạo sâu, chỉ nên vệ sinh bên ngoài vì âm đạo có khả năng tự làm sạch.
- Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, quan hệ chung thủy một chồng một vợ để phòng ngừa lây truyền các bệnh tình dục.
- Khi xuất hiện các triệu chứng sưng đau, nổi cục cứng ở cửa âm đạo, có hiện tượng chảy mủ thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Hy vọng rằng những thông tin về bệnh viêm tuyến bartholin tái phát đã giúp chị em nắm bắt được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như hướng điều trị bệnh hiệu quả. Mọi thắc mắc cần giải đáo và đặt lịch khám online xin vui lòng gọi số máy 0243.9656.999 để được hỗ trợ nhanh chóng.