[ GIẢI ĐÁP ] Viêm niệu đạo có mủ là bệnh gì ? Nguyên nhân + cách chữa hiệu quả
Viêm niệu đạo có mủ là tình trạng có thể gặp phải ở cả nam giới và nữ giới. Đây cũng là giai đoạn nặng của bệnh viêm niệu đạo không được chữa trị kịp thời. Tình trạng viêm niệu đạo mủ cần sớm được thăm khám và điều trị vì giai đoạn nặng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng và ảnh hưởng sức khỏe rất lớn, người bệnh cần hết sức cẩn trọng và nghiêm túc khi chữa trị.
Tình trạng viêm niệu đạo có mủ là gì?
Viêm niệu đạo là tình trạng nhiễm trùng ở ống dẫn nước tiểu đưa ra ngoài cơ thể. Tình trạng viêm niệu đạo có mủ là giai đoạn nặng nguy cơ biến tiến nặng rất nhanh. Người bệnh sẽ thấy có triệu chứng chảy mủ thậm chí là mủ chảy kèm theo máu.
Ở nữ giới bộ phận niệu đạo nằm sát âm vật, có nhiệm vụ dẫn nước tiểu ra bên ngoài.
Ở nam giới, niệu đạo ngoài nhiệm vụ đưa nước tiểu từ bên ngoài ra bàng quang còn có chức năng đưa tinh trùng ra ngoài khi xuất tinh, nó bao gồm cả niệu đạo trước và niệu đạo sau.
Mặc dù đường tiết niệu không có vi khuẩn trừ niệu đạo và vùng ngoại biên. Tuy nhiên, nếu các loại vi khuẩn tấn công sẽ gây nên bệnh. Nam giới có thể từ việc vệ sinh, quan hệ tình dục, ở nữ giới có thể do sự nhiễm trùng, thay đổi môi trường âm đạo...
Khi nhiễm trùng nặng sẽ gây nên nhiều biến chứng nặng cho người bệnh. Bạn cần sớm tìm nguyên nhân, biểu hiện để có biện pháp chữa trị phù hợp nhất.
Nguyên nhân gây viêm niệu đạo có mủ do đâu?
Nguyên nhân viêm niệu đạo có mủ cũng giống như viêm niệu đạo thường gặp, nhưng người bệnh không chữa trị sớm và triệt để. Lúc này tình trạng bệnh nặng hơn, ngoài nguyên nhân phổ biến còn do bệnh viêm niệu đạo không được điều trị đúng cách.
Các nguyên nhâm mắc viêm niệu đạo có mủ là do:
- Mắc viêm niệu đạo không được điều trị đúng cách: Bệnh viêm niệu đạo nếu không được điều trị dứt điểm, nghiêm túc thì có thể chuyển sang diễn tiến nặng hơn. Nhiều người bệnh khi phát hiện muộn, điều trị không đúng cách sẽ khiến bệnh nặng. Bệnh sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng, sinh mủ và có khả năng bị lan rộng.
- Quan hệ tình dục thô bạo: Khi mắc bệnh viêm niệu đạo, đa số người bệnh đều được khuyên là không nên quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn thực hiện điều này mà không chú ý đến lời khuyên của bác sĩ. Đặc biệt với nhiều trường hợp quan hệ tình dục thô bạo thì khả năng bị viêm niệu đạo có mủ sẽ tăng cao hơn.
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Bệnh viêm niệu đạo cũng rất có thể là do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ. Nếu vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, luôn trong tình trạng ẩm ướt sẽ khiến vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng và hại khuẩn phát triển. Lúc này nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
- Do bị dị ứng: Cơ quan sinh dục rất nhạy cảm và dễ bị dị ứng, do đó nếu không cẩn thận sẽ có nguy cơ bị dị ứng. Người bệnh có thể bị dị ứng với bao cao su, chất bôi trơn, sữa tắm, dung dịch vệ sinh... đều có nguy cơ bị mắc bệnh.
Những nguyên nhân gây viêm niệu đạo có mủ trên đây cũng là nguyên nhân gây những bệnh nam khoa, phụ khoa khác. Do đó bạn nên có biện pháp phòng tránh những nguyên nhân này để tránh nguy cơ gây bệnh.
Dấu hiệu viêm niệu đạo có mủ cần sớm nhận biết
Các triệu chứng viêm niệu đạo mủ cũng giống như triệu chứng viêm niệu đạo thông thường. Tuy nhiên, các dấu hiệu viêm niệu đạo có mủ sẽ nặng hơn, khó chịu hơn. Người bệnh có thể sẽ thấy triệu chứng như:
- Niệu đạo chảy mủ có màu vàng, màu xanh, màu trắng đục
- Niệu đạo chảy mủ thậm chí chảy máu hoặc máu lẫn trong mủ
- Mủ có mùi hôi tanh, cảm giác khó chịu, ẩm ướt
- Đi tiểu thấy nóng rát, bỏng rát mỗi lần đi tiểu
- Ngứa ngáy, đau ở lỗ niệu đạo
- Khó chịu mỗi lần đi tiểu, đi tiểu buốt, tiểu nhiều lần
Người bệnh cần nhận biết chính xác các triệu chứng viêm niệu đạo có mủ đồng thời phân biệt với bệnh lậu. Hai căn bệnh này có những điểm tương đồng nhau, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh viêm niệu đạo có mủ nguy hiểm như thế nào ?
Bệnh viêm niệu đạo có mủ nguy cơ biến chứng rất cao, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả nam giới và nữ giới. Do đó nếu không có biện pháp kiểm soát, điều trị khả năng biến chứng nguy hiểm cao hơn.
Với nam giới:
Nam giới khi bị viêm niệu đạo có thể ảnh hưởng:
- Bị ảnh hưởng đến các bộ phận khác: Nam giới có nguy cơ bị viêm tuyến, viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, viêm bàng quang, viêm ống dẫn tinh.
- Niệu đạo bị chít hẹp: Nam giới khi bị viêm niệu đạo mủ nếu không chữa sẽ khiến niệu đạp bị chít hẹp, khó đi tiểu tiện.
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Mủ ở đầu dương vật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, nguy cơ bị xuất tinh sớm thậm chí là bị liệt dương.
- Chức năng thận bị suy giản: viêm niệu đạo có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, nếu để lâu có thể dẫn đến suy thận.
Với nữ giới:
Nữ giới bị viêm niệu đạo có thể ảnh hưởng:
- Nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn: Vi khuẩn gây bệnh viêm niệu đạo có thể lan rộng, chúng có thể tấn công vào cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng... gây viêm nhiễm, điều này làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai tự nhiên.
- Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa: Bệnh viêm niệu đạo nữ có thể khiến chị em bị mắc các bệnh phụ khoa khác như: viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm hộ...
- Làm suy giảm ham muốn tình dục: Chị em sẽ không còn nhiều hứng thú với đời sống quan hệ tình dục, luôn có cảm giác mệt mỏi, chán nản, sức đề kháng cũng bị giảm sút...
Với những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm niệu đạo mủ trên đây, tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng bạn nên tư vấn các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm.
Cách chữa bệnh viêm niệu đạo mủ an toàn
Bệnh viêm niệu đạo mủ là tình trạng nguy hiểm, nguy cơ biến chứng cao do đó khi có dấu hiệu bệnh bạn nên sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa uy tín. Bạn có thể đến khoa thận – tiết niệu để được các bác sĩ tư vấn. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Các phương pháp điều trị viêm niệu đạo chảy mủ phổ biến hiện nay như:
1. Dùng thuốc chữa viêm niệu đạo mủ
Đây được đánh là cách đơn giản, hiệu quả để chữa viêm niệu đạo có mủ. Tùy tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc hiệu quả và phù hợp.
Nếu viêm niệu đạo không do lậu các bác sĩ có thể chỉ định dùng 1 trong 3 loại thuốc sau: Doxycycline 100mg, Tetracycline 500mg, Azithromycin 1g... liều dùng và cách dùng thuốc sẽ do bác sĩ chỉ định. Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng loại thuốc này.
Nếu viêm niệu đạo do lậu: Cần kết hợp điều trị lậu với kháng sinh không do lậu. Các loại kháng sinh điều trị lậu có thể Ceftriaxone 250mg, Cefotaxime 1g, Spectinomycin 2g và các loại kháng sinh kết hợp Doxycycline 100mg. Các loại thuốc này cần được dùng đồng thời và theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc chữa bệnh viêm niệu đạo sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, cải thiện tuần hoàn cục bộ, giúp làm tiêu dịch ở tế bào, tăng cường phục hồi, lên da non và làm hồi phục nhanh vị trí tổn thương.
2. Biện pháp chữa trị viêm niệu đạo tại nhà
Các biện pháp chữa trị tại nhà cũng giúp hỗ trợ và điều trị bệnh viêm niệu đạo mủ hiệu quả. Bạn có thể áp dụng những biện pháp chữa viêm niệu đạo hiệu quả tại nhà bạn có thể tham khảo và tư vấn bác sĩ chữa trị trước khi áp dụng.
- Dùng tinh dầu tràm trà: Chuẩn bị 2 lít nước sôi, thêm 2 đến 3 giọt tinh dầu tràm trà khuấy đều và dùng nước này để vệ sinh cơ quan sinh dục, mỗi ngày nên làm 1 lần khoảng 5 phút trước khi đi ngủ
- Dùng lá trầu không: Chuẩn bị khoảng 7 đến 10 lá trầu không tươi, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút rồi vò sơ qua cho đun cùng 2,5 lít nước và đun khoảng 10 phút. Pha thêm 1 ít nước lạnh rồi rửa vùng kín 5 đến 10 phút.
- Dùng tỏi chữa viêm niệu đạo mủ: chuẩn bị 3 đến 4 tép tỏi sống thái thành từng lát mỏng rồi ăn sống hoặc kết hợp với các món chế biến trong ngày.
Lưu ý: viêm niệu đạo có mủ đã là tình trạng bệnh nặng nên một số cách chữa không còn hiệu quả. Bạn hãy tư vấn bác sĩ, cân nhắc trước khi sử dụng.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm niệu đạo mủ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị. Đây là tình trạng bệnh nặng cần được khám và chữa trị càng sớm càng tốt, nghiêm túc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nếu có những dấu hiệu bất thường cần sớm chủ động thăm khám.