[ Giải Đáp ] Phá thai ngoài tử cung có nguy hiểm không và cách xử lý an toàn
Phá thai ngoài tử cung bằng phương pháp nào an toàn và hiệu quả là vấn đề được thai phụ cực kỳ quan tâm. Mang thai ngoài tử cung không được xử lý kịp thời, nguy cơ vỡ tử cung chảy máu vào ổ bụng, đe dọa tính mạng người phụ nữ. Tốt nhất, chị em hãy đến cơ sở sản phụ khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra, hỗ trợ càng sớm càng tốt.
Tìm hiểu về mang thai ngoài tử cung
Trước khi giải đáp phá thai ngoài tử cung bằng phương pháp nào tốt nhất. Mọi người cần biết mang thai ngoài tử cung là gì? Mang thai ngoài tử cung còn gọi là chửa ngoài tử cung, chửa ngoài dạ con. Đây là một hiện tượng thai nghén bất thường ở nữ giới. Lẽ ra bào thai nằm trong tử cung thì lại nằm ngoài, tại bộ phận khác.
Nguyên nhân khiến người phụ nữ mang thai ngoài tử cung: Vòi trứng bị viêm nhiễm, vòi trứng bị hẹp do cấu tạo bẩm sinh, ống dẫn trứng có khối u, vòi trứng bị co thắt,...
Những đối tượng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung: Phụ nữ trên 35 tuổi, phụ nữ mắc bệnh đường tình dục, đặc biệt là Chlamydia, phụ nữ tiền sử nạo phá thai, tiền tử mang thai ngoài tử cung, từng đặt vòng ngừa thai,...
1. Triệu chứng nhận biết mang thai ngoài tử cung
Nắm rõ các triệu chứng mang thai ngoài tử cung để chị em chủ động phá thai ngoài tử cung kịp thời. Trên thực tế, dấu hiệu của tình trạng này không rõ ràng. Người phụ nữ vẫn có biểu hiện của một người mới mang bầu: Chậm kinh, ốm nghén, buồn nôn,...
Tuy nhiên, từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 10 của thai kỳ, biểu hiện thai ngoài tử cung xuất hiện nhiều hơn, với những bất thường sau:
- Chảy máu âm đạo bất thường: Tuy nhiên lượng máu không nhiều nên thai phụ nhầm lẫn với việc bản thân đang mang thai bình thường.
- Đau bụng, đau xương chậu dữ dội: Những cơn đau dữ dội tại khu vực này cảnh báo thai phụ chửa ngoài tử cung.
- Ốm nghén nặng: Mức độ nặng và nghiêm trọng hơn bình thường.
- Nồng độ HCg trong máu giảm: Nếu mang thai bình thường, nồng độ HCg trong máu tăng dần. Nếu chửa ngoài tử cung, nồng độ này tăng chậm, thậm chí không tăng và giảm đi.
- Thường xuyên bị chuột rút: Nếu thai phụ bị chuột rút kèm chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội,... khả năng chửa ngoài tử cung rất cao.
2. Hậu quả khi chửa ngoài tử cung phát hiện muộn
Nếu không xử lý và có biện pháp phá thai ngoài tử cung kịp thời, thai vẫn phát triển về kích thước và sẽ dẫn tới hậu quả khó lường sau:
- Thai vỡ khiến chị em chóng mặt, ngất xỉu, tụt huyết áp, vai gáy co rút, đau xương chậu trầm trọng. Nguy cơ cao đe dọa tới tính mạng thai phụ.
- Vòi trứng bị vỡ gây xuất huyết ổ bụng
- Thai ngoài tử cung tự ngừng phát triển, nguy cơ nhiễm trùng cao
- Sảy thai và khối thai nằm trong ổ bụng
- Nguy cơ vô sinh, khó mang thai cho những lần tiếp theo
Các chuyên gia khuyến cáo, người phụ nữ nếu xuất hiện các triệu chứng như âm đạo chảy máu bất thường, đau bụng dữ dội,... nghi ngờ bản thân chửa ngoài tử cung. Nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại địa chỉ y tế uy tín, chất lượng để được xử lý ngay và luôn.
Hướng dẫn cách xử lý thai ngoài tử cung đảm bảo hiệu quả
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra như chửa ngoài tử cung giữ lại được không, chửa ngoài tử cung có bắt buộc phải bỏ, cách phá thai ngoài tử cung như thế nào? Theo bác sĩ Kim Vân thuộc chuyên khoa I Sản phụ khoa cho biết:
Thai ngoài tử cung là vấn đề bất thường vô cùng nguy hiểm. Bởi phôi thai không làm tổ trong tử cung thì khó phát triển để chào đời. Thậm chí còn đe dọa tính mạng người mẹ. Vì vậy, không thể giữ thai lại, bắt buộc phải áp dụng các phương pháp đình chỉ thai.
Thực tế, muốn bỏ thai ngoài tử cung, tùy thuộc kích thước thai, mức độ nguy hiểm mà bác sĩ chỉ định cho thai phụ áp dụng phương pháp phù hợp.
1. Phá thai nằm ngoài tử cung bằng thuốc
Nếu túi thai còn nhỏ, dưới 3cm, tim thai chưa hoạt động,... phương pháp đình chỉ thai phổ biến nhất là sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đối với phá thai thông thường, sử dụng thuốc uống để thai ngừng phát triển, sau đó co bóp tử cung để đẩy thai ra ngoài. Trường hợp mang thai ngoài tử cung, cách phá thai là tiêm thuốc.
Cụ thể, bác sĩ tiêm lượng thuốc vừa đủ vào cơ thể mẹ. Thuốc làm chết tế bào hình thành phôi thai. Sau đó bào thai được đưa ra ngoài thông qua âm đạo.
Phương pháp này có ưu điểm là giữ nguyên trạng vòi trứng, hạn chế tổn thương tại cơ quan sinh sản, không cần sử dụng thuốc gây mê, không động chạm dao kéo, nhờ đó chức năng sinh sản vẫn được bảo toàn.
2. Phá thai ngoài tử cung bằng mổ nội soi
Mổ nội soi là một trong những phương pháp đình chỉ thai ngoài tử cung được áp dụng rộng rãi, phổ biến. Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp mang thai ngoài tử cung nhưng chưa xoắn vỡ.
Tùy thuộc từng trường hợp khác nhau, bác sĩ có thể lựa chọn mổ nội soi theo những cách sau:
- Mổ cắt vòi tử cung
- Mổ bảo tồn vòi tử cung để người phụ nữ vẫn còn sinh nở được
- Mổ cắt vòi tử cung và triệt sản vòi đối diện
3. Đình chỉ thai ngoài tử cung bằng cách mổ ổ bụng
Đây là một phương pháp phá thai phức tạp, cần được tiến hành bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm xử lý những ca bệnh phức tạp nhất. Công nghệ này phẫu thuật mở ổ bụng và cắt bỏ vòi trứng. Nếu áp dụng công nghệ này, người phụ nữ mất hoàn toàn khả năng sinh sản.
Lưu ý: Người phụ nữ khi được chẩn đoán mang thai ngoài tử cung nên chủ động điều trị càng sớm càng tốt. Nên thăm khám bác sĩ tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, đảm bảo chất lượng. Thai ngoài tử cung khó giữ, nên đừng chần chừ. Nếu chậm trễ, túi thai vỡ, đe dọa sức khỏe, mất khả năng làm mẹ, nguy hiểm tính mạng.
Tỷ lệ mang thai sau bỏ thai ngoài tử cung là bao nhiêu?
Rất nhiều chị em băn khoăn áp dụng cách phá thai ngoài tử cung có thể mang thai trở lại không, tỷ lệ mang thai bao nhiêu %? Theo bác sĩ sản phụ khoa, rất nhiều trường hợp đình chỉ thai ngoài tử cung, khả năng mang thai trở lại vẫn rất cao, đặc biệt khi áp dụng phương pháp bảo tồn như dùng thuốc, mổ không cắt vòi trứng, không cắt ống dẫn trứng,...
Thêm nữa, nếu chị em hồi phục cơ thể tốt sau đình chỉ thai, không mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng vòi trứng, không có sẹo trong ống dẫn trứng,... hoàn toàn không ảnh hưởng việc thụ thai.
Vì vậy, chị em đình chỉ thai ngoài tử cung đừng lo lắng, nhiều trường hợp tỷ lệ mang thai trở lại vẫn rất cao, khoảng 85%. Chỉ khoảng 10 - 25% trường hợp chửa ngoài tử cung lại, không thể mang thai hoặc sảy thai.
Đối với trường hợp từng mang bầu ngoài tử cung và phá thai, tốt nhất 6 tháng hoặc 1 năm sau hãy có thai lại. Điều này giúp hồi phục vết mổ, hệ thống cơ quan sinh dục hoàn toàn.
Xem thêm : [ Tìm Hiểu ] Phá thai hút chân không có nguy hiểm không và nhưng lưu ý khi thực hiện
Những lưu ý sau khi đình chỉ thai ngoài tử cung
Chị em nên ghi nhớ, để hạn chế tối đa những rủi ro sau khi phá thai ngoài tử cung cũng như để sức khỏe hồi phục nhanh chóng, cần phải chú ý những điều sau đây:
- Khi biết bản thân mang thai, thăm khám thai kỳ thường xuyên. Nếu phát hiện có bầu ngoài tử cung, xử lý ngay lập tức.
- Trước khi đình chỉ thai, cần thăm khám bác sĩ để biết sức khỏe bản thân như thế nào nhằm có giải pháp xử lý phù hợp.
- Để đình chỉ thai tại cơ sở y tế, cần đi cùng người thân, tuyệt đối không đi 1 mình.
- Sau đình chỉ thai bằng phương pháp phẫu thuật, người phụ nữ cần nghỉ ngơi tại địa chỉ y tế 1 - 2 tiếng rồi mới về nhà nếu các chỉ số sức khỏe bình thường, ổn định.
- Khi về nhà, nằm nghỉ vài ngày, không làm việc, không vận động mạnh khi cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn.
- Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đúng cách, đặc biệt vùng kín. Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 1 tháng.
- Bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, tiêu viêm,...
Bài viết đã giải đáp đầy đủ thông tin liên quan phá thai ngoài tử cung để người phụ nữ tham khảo. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào thắc mắc, chị em vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được chuyên gia, bác sĩ sản phụ khoa tư vấn miễn phí.